Môi giới BĐS - nghề không dễ kiếm tiền

Không ít người nghĩ rằng làm nghề môi giới BĐS rất dễ kiếm ra tiền tuy nhiên thực tế để làm được công việc này cần có sự am hiểu kiến thức pháp lý, thị trường, tâm lý khách hàng chỉ những người thực sự yêu nghề, quyết tâm gắn bó mới có thể tạo dựng được sự nghiệp.

Khi nhắc tới thị trường bất động sản thì không thể không kể tới các trung gian môi giới, tuy nhiên hiện tại thì những nhân viên làm trong nghề này lại đang muốn bỏ cuộc trong khi người bên ngoài lại muốn nhảy vào nghề này bởi nghĩ rằng thu nhập của nghề này rất cao.

Môi giới BĐS - nghề không dễ kiếm tiền - Ảnh 1

Cách đây vài năm nghề môi giới bất động sản trở thành ngành nghề “hot” trên thị trường, chỉ cần biết sơ sơ vài thông tin về các dự án khôn khéo, dẻo miệng một chút là cá nhân môi giới ("cò") thừa sức hút tiền. Tiêu điểm là thời kì năm 2009-2010, có những cò đất ở Mê Linh, Ba Vì, Sóc Sơn bỗng chốc thành đại gia nhờ việc đầu tư liên quan tới trục quy hoạch Hồ Tây - Ba Vì.

Lượng cầu nhiều hơn về căn hộ cao cấp, văn phòng, bán lẻ, resort, khách sạn.... cùng với việc quy hoạch mở rộng Hà Nội khiến cho nhiều người đổ xổ chen chúc nhau mua bán, đặt cọc sản phẩm, dự án chỉ mới vẽ trên giấy. Đầu năm 2009, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng tung ra thị trường 133 căn hộ trong giai đoạn 1 của dự án Riverside Residence chỉ ngay sau đó đã có khoảng 500 khách hàng đến bốc thăm giành quyền mua 133 căn hộ, với giá từ 35 triệu đồng/m2. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tung ra thị trường, 100% số căn hộ chào bán đã có chủ.Cũng trong năm này một mảnh đất nông nghiệp tại Đông Anh được nâng lên với mức giá lên tới 10 triệu đồng/m² nhưng vẫn được mua bán mạnh trên thị trường. Chênh lệch giá cả khiến cho môi giới kiếm được không ít tiền. Tuy nghề trung gian địa ốc này kiếm tiền nhiều và nhanh nhưng đi song hành với nó cũng là rất nhiều rủi ro bất trắc.

Môi giới BĐS - nghề không dễ kiếm tiền - Ảnh 2
Dự án Riverside Residence 

Trong vòng 3 năm trở lại đây thị trường bất động sản trở nên ảm đạm các giao dịch bất động sản gần như đứng im, kể cả giao dịch thông qua và không thông qua các sàn giao dịch. Các dự án nhà đất giảm giá mạnh mẽ, hàng nghìn doanh nghiệp, hàng triệu nhà đầu tư và vô khối những chủ đất lập tức trở về thực tại "mất tiền, chôn vốn dài hạn", vì một thị trường không có chỗ cho sự minh bạch, chuyên nghiệp.

Vì đó, nghề môi giới bất động sản cần một con người phải vô cùng hoàn thiện.

Cái khó cho ngành môi giới hiện nay hàng rào pháp lý liên quan tới Luật Kinh doanh BĐS năm 2006, các cơ quan hữu quan liên tiếp ban hành ra những quy định, chính sách. Thậm chí, dân môi giới còn ngạc nhiên trước đề xuất "cá nhân môi giới BĐS phải có bằng đại học" hay "không bắt buộc giao dịch BĐS qua sàn". Trong khi, sự cạnh tranh giữa các sàn đang diên ra gay gắt cùng với áp lực từ những đơn vị tư vấn "ngoại", môi giới BĐS đang thực sự gặp khó để tồn tại.

Bạn Anh Tú một người làm nghề này cho biết: "Nghề môi giới BĐS này cũng lắm thăng trầm các bác ạ, em đã trải qua cái nghề này được 3 năm, hương vị ngọt, chát, đắng, chua cay...nếm đủ cả. Có lúc thì thấy đời mình như tiên, lạc quan phơi phới, nhưng cũng có lúc tưởng chừng bế tắc không lối thoát, cảm thấy bi quan khủng khiếp”.

Trong giới hành nghề môi giới này cũng không thiếu những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Làm nghề môi giới gần 5 năm nay, kiến thức, "chiêu trò" đều đã thông thạo. Vậy mà tháng 10/2013, anh Văn nhân viên môi giới của một sản giao dịch BĐS tại Hà Nội đã xúc tiến thương vụ mua bán một căn chung cư Royal City, rộng 120m2, giá 4,5 tỷ đồng. Với dân sành sỏi, đây chính là trường hợp "cắt lỗ" ít nhất 500 triệu đồng, vì chủ nhà gặp khó khăn về tài chính. May mắn cho môi giới, vị khách hỏi mua nhà đồng ý trả 4,6 tỷ đồng (được bán với giá trên mức kỳ vọng của chủ nhà). Trong trường hợp này, về nguyên tắc của hợp đồng môi giới, môi giới sẽ được nhận 30% số tiền cọc của khách hàng (nhận từ chủ nhà). Tuy nhiên, dù đã mất công chăm sóc khách gần 2 tháng, người môi giới này chỉ nhận được cái lắc đầu từ chủ nhà, do sơ suất và cả tin trong quá trình hành nghề (bất chấp môi giới đã cẩn thận lưu tin nhắn, email với nội dung xác nhận mức hoa hồng được nhận nếu xảy ra việc khách phá cọc).

Thực tế, người làm nghề môi giới chịu rất nhiều áp lực. Chỉ có những người thực sự yêu nghề, quyết tâm gắn bó mới có thể tạo dựng được sự nghiệp.

T.T (Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục