Nhiều dự án xin chuyển đổi chậm tiến độ: Có hay không việc CĐT "om" đất chờ thời?

(Kinhdoanhnet) - Nhiều dự án nhà ở thương mại xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội có tiến độ triển khai “rùa bò”, trong khi nhu cầu đối với loại nhà này ngày càng tăng cao. Trước thực trạng đó, nhiều ý kiến cho rằng, chủ đầu tư xin chuyển đổi dự án chỉ là cái cớ cho mục đích đầu cơ, giữ đất, chờ thị trường bất động sản phục hồi.

Nhiều dự án xin chuyển đổi chậm tiến độ: Có hay không việc CĐT "om" đất chờ thời? - Ảnh 1
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, động thái xin chuyển đổi sau đó “ngâm” dự án của chủ đầu tư chính là chiêu trò “găm đất”

Nhiều dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội chậm tiến độ!

Theo Thông tư 02/2014/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành, chủ đầu tư dự án sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước nếu được chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù đã được chuyển đổi nhưng nhiều dự án tại Hà Nội lại chậm tiến độ.

Báo cáo của UBND TP.Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố có 5 dự án nhà ở xã hội được chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại theo Thông tư số 02/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng với khoảng 4.020 căn hộ, tương đương khoảng 358.788m2 sàn xây dựng.

Trong số đó có 4 dự án đã được chấp thuận đầu tư (với 3.768 căn hộ, tương đương khoảng 21.600m2 sàn xây dựng) và 1 dự án đã có chủ trương của thành phố nhưng chưa chấp thuận đầu tư (với 252 căn hộ, tương đương 21.600m2 sàn xây dựng). Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 4 dự án đang chuyển đổi và tốc độ chuyển đổi rất chậm.

Còn các dự án đã được chuyển đổi thì tiến độ như "rùa". Như dự án nhà ở xã hội tòa nhà SDU 143 Trần Phú (quận Hà Đông) có quy mô 35 tầng, diện tích 2.590m2, 512 căn hộ mặc dù đã được chấp thuận chuyển đổi cả năm rồi nhưng vừa qua dự án này mới hoàn thành phần móng.

Một trường hợp khác là dự án AZ Thăng Long (huyện Hoài Đức), tháng 1/2014 TP.Hà Nội đã chấp thuận cho dự án này chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Tuy nhiên, hiện nay dự án hầu như vẫn “án binh bất động”. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc chuyển đổi chậm trễ này là gì?

Theo các doanh nghiệp, tốc độ triển khai dự án chậm là do vướng mắc trong các khâu thủ tục chuyển đổi. Một doanh nghiệp có dự án chậm tiến độ cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là mất nhiều thời gian xin quyết định điều chỉnh quy hoạch. Cụ thể, khi muốn chuyển đổi sang nhà ở xã hội, doanh nghiệp phải điều chỉnh quy hoạch 1/500 của dự án, thay đổi thiết kế, sau đó đợi cơ quan chức năng chấp thuận. Đây là nguyên nhân chính khiến tiến độ dự án bị chậm.

Chủ đầu tư các dự án này phải làm 2 lần thủ tục hành chình chứ không phải 1 lần. Thông tư 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành về thủ tục hành chính xin chuyển đổi quy định, dự án phải có quyết định phê duyệt cho phép chuyển đổi, tiếp đó theo Thông tư 16/2010/TT-BXD hướng dẫn thì phải có tiếp 1 thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định đã được đề ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp không thể tự làm được những khâu khác như xác nhận đền bù giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các thủ tục của ngân hàng trong việc giải ngân vốn tín dụng gói hỗ trợ của Nhà nước.

Liệu có đầu cơ?

Theo nhiều chuyên gia bất động sản, động thái xin chuyển đổi sau đó “ngâm” dự án của chủ đầu tư chính là chiêu trò “găm đất”. Theo chuyên gia Nguyễn Trường Tiến, dù đã được hưởng hàng loạt ưu đãi khi chuyển đổi như được miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT, vay vốn ưu đãi nhưng nếu năng lực doanh nghiệp yếu kém thì dự án vẫn khó “hồi sinh”. 

“Bản chất các dự án xin chuyển đổi là những dự án không đủ khả năng triển khai khi thị trường bất động sản đóng băng. Chủ đầu tư xin chuyển từ nhà thương mại sang nhà thu nhập thấp để hưởng ưu đãi. Không ngoại trừ khả năng đây là chiêu giữ đất để lúc thị trường ấm lên lại chuyển từ nhà thu nhập thấp sang nhà thương mại để kiếm lời”, ông Tiến nói.

Một chuyên gia xây dựng khác cho rằng, khả năng doanh nghiệp lợi dụng việc chuyển đổi để hưởng lợi từ chính sách không quá lớn bởi doanh nghiệp phải triển khai dự án thì mới được hưởng các ưu đãi, còn chưa triển khai thì cũng chưa được hưởng lợi gì nhiều. Tuy nhiên, nếu cứ để dự án treo như vậy thì sẽ lãng phí tài nguyên đất, trong khi người nghèo thì mãi chưa có nhà. Ông Vũ Ngọc Đạm cũng thừa nhận việc “ngâm” dự án quá lâu sẽ khiến chủ trương của Chính phủ mất đi giá trị. Ông Đạm cho biết, sắp tới, Sở sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ các dự án để tìm nút thắt tháo gỡ vướng mắc về chính sách.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng Long cho biết, những dự án không đủ khả năng triển khai khi thị trường BĐS đóng băng thường xin chuyển đổi vì khi chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất, vay vốn ưu đãi, giảm thuế VAT... Đó có thể là chiêu trò giữ đất của nhà đầu tư để đợi thị trường ấm lại, sau đó lại chuyển đổi thành nhà ở thương mại để kiếm lời.

Chuyên gia BĐS Nguyến Minh Phương lại nhận định, khả năng doanh nghiệp lợi dụng việc chuyển đổi để hưởng lợi từ chính sách không quá lớn bởi vì doanh nghiệp chỉ được hưởng các ưu đãi của Nhà Nước khi triển khai dự án, khi dự án chưa triển khai thì doanh nghiệp được hưởng lợi rất ít. Nhưng nếu cứ để dự án "treo" như vậy sẽ rât lãng phí đất, trong khi người nghèo không có nhà để ở.

Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng Phòng Phát triển nhà, Sở Xây dựng Hà Nội đã trao đổi về vấn đề này. Theo ông, việc chủ đầu tư cố tình chậm trễ, chây ỳ trong triển khai dự án để giữ đất khó xảy ra mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi chính khâu thủ tục hành chính.

Việc “ngâm” dự án quá lâu sẽ khiến chủ trương của Chính phủ mất đi giá trị, ông Đạm thừa nhận. Ông Đạm cũng cho biết, để giải quyết vấn đề này thời gian tới, để tìm nút thắt tháo gỡ vướng mắc về chính sách Sở sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ các dự án.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ, thành phố sẽ lập đoàn kiểm tra liên ngành để thẩm định về mặt tiến độ, yêu cầu các chủ đầu tư phải cam kết tiến độ triển khai dự án và sẽ xem xét thu hồi dự án nào không làm tốt.

Mai Hoa - (Tổng hợp theo Báo xây dựng, Baotintuc)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục