“Cuộc chiến sinh tồn” của “cò đất” Bình Dương: 1m2 bao nhiêu môi giới?

Với lợi thế được phê duyệt nhiều dự án, thị trường nhà đất Bình Dương năm 2020 hứa hẹn sẽ náo nhiệt hơn so với các tỉnh khác, vùng ven TP.HCM. Tuy nhiên, thực trạng hàng trăm công ty hoạt động trong lĩnh vực đất đai với hàng ngàn nhân sự đang đua nhau chia sẻ “miếng bánh ngọt” đã đẩy “cuộc chiến sinh tồn” vào giai đoạn “khốc liệt” nhất.

“Cò” đông như… kiến

Xét trên các yếu tố, Bình Dương là nợi hội tù đầy đủ về tiềm lực cũng như vị trí địa lý để kích cầu kinh tế. Những năm qua, thị trường bất động sản dần ấm lên. Đặc
biêt, theo quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của UBND tỉnh Bình Dương trên địa bàn TP. Dĩ An, TP. Thuận An và TP. Thủ Dầu Một có đến
gần 70 dự án được phép chuyển mục đích sử dụng đất và đăng ký mới. Các dự án chung cư xuất hiện nhiều theo trục Quốc lộ 13 và trung tâm thành phố, nhất là trên địa bàn 2 thành phố mới được thành lập là TP. Dĩ An và TP. Thuận An.

Trong đó, tại phường Vĩnh Phú TP. Thuận An có 2 dự án chung cư cao tầng tiêu biểu gồm: Khu thương mại và căn hộ cao tầng SPlus (do Công ty Cổ phần và quản lý STC làm chủ đầu tư diện tích 0,33ha) và Khu dịch vụ thương mại và căn hộ cao tầng Stown Gateway (do Công ty Cổ phần STC Corporation làm chủ đầu tư diện tích 0,86ha)

Các dự án trên địa bàn TP Dĩ An, gồm: Khu căn hộ Bcons Garden của Công ty Cổ phần Địa ốc Bcons (diện tích 1,66ha tại phường Dĩ An), Chung cư Phúc Đạt
Connect 2 của Công ty TNHH Phúc Đạt Connect 2 (diện tích 0,6ha tại phường Đông Hòa), Chung cư Quang Phúc Plaza của Công ty Cổ phần bất động sản Dĩ An
(diện tích 0,95ha tại phường Đông Hòa).

“Cuộc chiến sinh tồn” của “cò đất” Bình Dương: 1m2 bao nhiêu môi giới? - Ảnh 1
Hàng trăm Công ty Bất động sản lớn đặt trụ sở, văn phòng giao dịch tại TP. Thủ Dầu Một.


Ngoài ra, còn có thêm Khu nhà ở Phát Khang của Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Phát Khang (diện tích 1,56ha tại phường Đông Hòa), Khu nhà ở và dịch vụ thương mại Bình An của Công ty TNHH đầu tư xây dựng Bình An Land (diện tích 0,43ha tại phường Bình An), Khu căn hộ Phú Đông An Bình của Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Đông (diện tích 0,6ha tại phường An Bình), Chung cư Tân Hòa Building của Công ty Cổ phần bất động sản Phú Mỹ Hiệp (diện tích 0,93 ha tại phường Đông Hòa)…

“Nước chảy chỗ trũng”, song song với nhiều dự án được phê duyệt, các công ty bất động sản cũng mọc ra, tập trung về như nấm sau mưa. Tại phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một chỉ trong bán kính 1km cả trăm Công ty Bất Động sản “đóng đô” như: Kim Oanh Group, Địa ốc Ba Thành Phát, My Land, Hoàng Cát Group, Địa ốc
Đại Tín, King Land, công ty TNHH xây dưng & Bất động sản Đông Nam Bộ, Thiên Phú Land, Công ty Bất động sản Quang Phúc, Nhà Bình Dương….

Sau dịch Covid – 19: Bình Dương có là “cứu cánh”?

Ảnh hưởng dịch Covid – 19 đã tác động không nhỏ nến sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Thị trường Bất động sản cũng
không ngoại lệ nếu không muốn nói là rơi vào trạng thái “đóng băng”.

Anh Tạo, Giám Đốc một công ty chuyên thực hiện các dự án đất nền ở Bình Dương chia sẻ, hiện tại ở BD ước tính có 3000 nhân viên môi giới chuyên nghiệp theo dự án. Còn ngoài ra, số người hoạt động tự do liên quan đến môi giới nhỏ lẻ cũng chiếm khoảng 30% trên toàn tỉnh. Cộng tất cả lại cũng gần 4.000 nhân sự. Đây là một con số khá lớn so với địa bàn các tỉnh lân cận vùng ven TP.HCM.

Tuy nhiên, theo anh Tạo, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên việc giới thiệu, môi giới, chào bán gặp rất nhiều khó khăn. Công ty phải thoắt lưng buộc bụng để cùng nhau vượt qua giai đoạn này. Hiện tại. dù rất buồn nhưng công ty phải cắt giảm bớt nhân viên.

Phùng Sơn – nhân viên nhân viên sale gạo cội trên địa bàn buồn bã nói với PV, thật tình em làm bất động sản thị trường Bình Dương cũng hơn 10 năm rồi, cuộc
sống gia đình em cũng ổn định anh à. Từ khoảng giữa đến cuối năm 2019 giao dịch trở nên đình trệ khó khăn lắm. Đặc biệt, mùa dịch Covid – 19, mồi chài đủ kiểu
cũng không có khách hàng đi thăm quan dự án”.

Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản năm 2020 khởi động với nhiều sự việc bất lợi do dịch bệnh kéo dài. Điều này có ảnh hưởng đến dòng vốn chảy vào bất động sản trong năm nay và khẩu vị nhà đầu tư sẽ không còn mặn mà trong bối cảnh này.

“Cuộc chiến sinh tồn” của “cò đất” Bình Dương: 1m2 bao nhiêu môi giới? - Ảnh 2
Mặc dù hạ tầng khá hoàn chỉnh, nhưng khu vực gần trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương “hơi người” vẫn chưa tương xứng.


Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương, năm 2019, Bình Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 3 cả nước với tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 3 tỷ 415 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 143,98% so với chỉ tiêu năm 2019. Bao gồm: 252 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ 585 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018; 155 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 942 triệu USD, tăng 62% về vốn đăng ký cùng kỳ năm 2018; 480 lượt dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn là 887 triệu USD, tăng 118% về vốn đăng ký cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 2 cả nước (sau TP HCM) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 3.780 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn
hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 34,33 tỷ USD, chiếm 9,48% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước. Quy mô trung bình dự án khoảng 9,11 triệu USD. Trong đó đầu tư vào các khu công nghiệp là 2.391 dự án với tổng vốn đầu tư là 23,1 tỷ USD, chiếm 67% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn tỉnh.

Theo Quang Ly – Kỳ Phương – Đăng Trung

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục