Giải mã nghịch lý: Đầu tư BĐS nghỉ dưỡng trong lúc thị trường trầm lắng

(Kinhdoanhnet) - Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang được nhiều chuyên gia nhận định là khá trầm lắng, tuy nhiên phân khúc này vẫn đang thu hút được không ít nhà đầu tư thứ cấp đổ tiền vào đầu tư.

Giải mã nghịch lý: Đầu tư BĐS nghỉ dưỡng trong lúc thị trường trầm lắng - Ảnh 1
Giải mã nghịch lý: Đầu tư BĐS nghỉ dưỡng trong lúc thị trường trầm lắng

Thực tế, BĐS nghỉ dưỡng là một loại hình kinh doanh chỉ dành cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn và tiềm lực tài chính mạnh. Để nâng tầm đẳng cấp của dự án, vị trí đắc địa là điểm đầu tiên mà phân khúc này lựa chọn. Thêm nữa, thời gian đầu tư nhanh chóng cũng mất 3 năm và dài thì có thể tới 5-7 năm. Do đó, đầu tư vào lúc thị trường trầm lắng là một lợi thế. Lúc đó, sức cạnh tranh của những nhà đầu tư cùng phân khúc giảm đi và cơ chế cũng cởi mở hơn nhiều khi các địa phương đều cần phải thu hút dòng vốn đầu tư.

Tại phân khúc này, chủ đầu tư phải chi ra một lượng tiền lớn, hoàn thiện các hạng mục cơ bản rồi mới có thể bán lại, chuyển giao cho nhà đầu tư thứ cấp chứ không giống như loại hình nhà ở, thường huy động vốn từ người mua nhà ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án.

BĐS nghỉ dưỡng có đối tượng hướng tới là những người có tiền với nhu cầu tận hưởng cuộc sống tương đối cao. Vì thế, không phải bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể “điểm trúng huyệt” người mua, nhất là việc bán đất nền trong những resort.

Một loạt các khu nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang... đều đang bán đất nền biệt thự nhưng không dễ mặc dù những khu này đã đi vào khai thác, phục vụ tốt và được đầu tư bài bản. Tâm lý những người có tiền phía Nam phần lớn thường “chơi nổi”, còn ở phía Bắc lại “chơi chìm”. Vì thế, sẽ không khó khăn khi nhìn thấy “trang sức” của người có tiền phía Bắc là villa, biệt thự, nhà Hà Nội thay vì siêu xe hay kim cương.

Nếu tính từ Hà Nội hay Tp.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng hay Phan Thiết sẽ mất đi lợi thế về khoảng cách. Tại một số khu nghỉ dưỡng khác, mức giá bán cũng khá cao. Anh Tuấn sống tại Hà Nội, sau kỳ nghỉ ở Phú Quốc, đã rất thích thú biệt thự triệu đô ở đây nhưng cho biết, biệt thự này tính đi tính lại cũng chỉ dành cho giới siêu giàu.

Anh Tuấn chia sẻ, với khối tài sản trên 10 triệu đô thì bỏ ra 1 triệu đô là không thể. Nếu anh có 50 triệu đô sẽ không có gì phải ngại. Phương án mua cho thuê lại sẽ không khả thi. Với mặt hàng kinh doanh đang thực hiện, anh có thể kiếm nhiều hơn nếu có cùng mức đầu tư, lại đỡ phải đau đầu.

Theo quan sát của phóng viên, phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp này chỉ phục vụ cho đối tượng siêu giàu. Đối với những người giàu có khác, dạng đầu tư từ 4-7 tỷ đồng mới chính là sự lựa chọn của họ. Vì thế, sức hút của BĐS nghỉ dưỡng nói chung đối với những nhà đầu tư thứ cấp là chưa lớn.

Theo giới chuyên gia nhận định thì bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam chưa xứng với tiềm năng phát triển. Nếu nhìn vào một số địa điểm du lịch nổi tiếng Phuket, Bali và Sentosa Cove…thì quy mô, cũng như giá bất động sản nghỉ dưỡng ở nước ta còn khoảng cách khá xa, mặc dù điều kiện tự nhiên ở Việt Nam không hề thua kém.

Ông Nguyễn Nam Sơn-CEO Vietnam Capital Partners, cho rằng du lịch nội địa sẽ tăng trưởng mạnh trong 5 năm tới, mức chi tiêu hàng ngày của khách nội địa sẽ đạt mức 80 USD vào 2020, bằng mức của khách ngoại năm 2007. Do đó, khách nội địa sẽ chuyển nhu cầu từ khách sạn 2-3 sao sang loại 4-5 sao (đạt chuẩn quốc tế).

Vì thế, căn hộ nghỉ dưỡng hướng biển sẽ là phân khúc tăng trưởng mới cho thị trường BĐS Việt Nam, bởi tiềm năng phát triển lớn nhưng vị trí thuận lợi cho việc lái xe từ các trung tâm TP lớn là quan trọng nhất. Ngoài ra, so với các nước trong khu vực tổng chiều dài đường cao tốc và lượng xe hơi tại Tp.HCM và Hà Nội còn rất khiêm tốn. Đây là những yếu tố giúp bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được dự báo sẽ bùng nổ trong 5 năm tới.

Mai Hoa - (Tổng hợp theo Đầu tư chứng khoán, Trí thức trẻ) 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục