Hà Nội: Chỉ gần 40% nhà chung cư có ban quản trị

(Kinhdoanhnet) - Tính đến tháng 9 năm nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 631 nhà chung cư đã đưa vào sử dụng, trong đó, mới thành lập được 190 ban quản trị, tức đạt tỷ lệ 39%, công tác quản lý và sử dụng nhà chung cư hiện còn gặp nhiều bất cập, khó khăn khó giải quyết dứt điểm.

Hà Nội: Chỉ gần 40% nhà chung cư có ban quản trị - Ảnh 1
190/631 nhà chung cư đã đưa vào sử dụng có ban quản trị

Theo Quy định tại Quyết định 01/2013 của UBND thành phố Hà Nội, quyết định 08/2008 của Bộ Xây dựng, khi có 50% tổng số căn hộ được bán trở lên thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Hội nghị này sẽ bầu ra Ban quản trị và thông qua bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư. Rõ ràng, trách nhiệm thành lập Ban quản trị nhà chung cư thuộc về chủ đầu tư và UBND các quận, huyện, thị xã. 

Tuy nhiên, con số 39% nhà chung cư có ban quản trị như hiện nay thực sự là một vấn đề hết sức nan giải trong công tác quản lý nhà chung cư. Trong khi đó, các vấn đề góp ý dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều tranh cãi trái chiều.

Một thực tế hiện nay là quy định thành lập Ban quản trị vì quy định quá rườm rà, phức tạp, các vấn đề góp ý dự thảo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều tranh cãi trái chiều. Quy định tại Quyết định 01/2013 của UBND thành phố Hà Nội, quyết định 08/2008 của Bộ Xây dựng, khi có 50% tổng số căn hộ được bán trở lên thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Hội nghị này sẽ bầu ra Ban quản trị và thông qua bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư. 

Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn quá ít dự án chung cư thành lập được ban quản trị. Hiện trạng này đang khiến người dân sống trong các khu chung cư gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi phát sinh những khiếu nại, tranh chấp với chủ đầu tư.

Về những bất cập trên, Sở Xây dựng cho biết, nguyên nhân của tình trạng này trước hết do các chủ đầu tư chậm triển khai tổ chức Hội nghị nhà chung cư. Tiếp đến là việc kiểm tra, đôn đốc của chính quyền địa phương mà trực tiếp từ các cơ quan quản lý chưa quyết liệt, đặc biệt là do cơ chế chính sách còn quá nhiều tranh cãi cần tháo gỡ.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng giải thích, nguyên nhân chính của vấn đề là do Quy chế quản lý và sử dụng nhà chung cư tuy vẫn còn hiệu lực áp dụng, song qua hơn 7 năm được ban hành thì nay đã bộc lộ không ít điểm hạn chế và bất cập. Chẳng hạn như, việc xác định phần sở hữu chung, riêng mà điển hình là việc xác định sở hữu đối với tầng hầm để xe; vấn đề về thu và quản lý phí bảo trì, vấn đề hoạt động của ban quản trị;… 

Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp luật quy định về quản lý và sử dụng nhà chung cư chưa rõ ràng, đồng thời chưa theo kịp những thực tế phát sinh trong quá trình quản lý sử dụng đối với các loại nhà chung cư, thậm chí thường xuyên thay đổi và có những nội dung bất cập, chồng chéo khi áp dụng vào thực tiễn.

Mai Hoa - (Tổng hợp theo Nhịp sống kinh doanh, TBKTSG)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục