Khối tài sản BĐS của đại gia đầu tư FLC Sầm Sơn "khủng" cỡ nào?

(Kinhdoanhnet) - Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC, Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC hiện đang sở hữu tổng số tài sản trên sàn chứng khoán tính đến hết năm 2015 lên đến hơn 972,422 tỷ đồng. Hiện ông đang là một trong 10 doanh nhân bất động sản giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với nhiều dự án lớn đang "làm mưa làm gió" trên thị trường.


Một trong 10 doanh nhân BĐS giàu nhất sàn chứng khoán Việt

Ông Trịnh Văn Quyết, sinh năm 1975 tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông vào TP.HCM học sửa chữa điện tử. Hai năm liền, ban ngày ông sửa đồ điện, tối ông tự học.

Hè năm 1996, ông nhận giấy báo trúng tuyển vào ba trường đại học và ông chọn Đại học Luật Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 1999, ngay sau khi ra trường ông thành lập công ty Tư vấn luật SMiC - chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ.

Ông nổi lên qua các vụ Honda Vietnam tranh chấp với công ty GMN về khoản 2,2 triệu đô la Mỹ tiền đền bù đất đai ở Hưng Yên; vụ giúp Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2005... Ông Quyết cho biết, quá trình hành nghề luật giúp ông tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào hoạt động kinh doanh và đầu tư.

"Nghề thầy cãi khiến tôi trở nên luôn thận trọng... Ai cũng thấy, tôi đầu tư khá nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng thực ra dự án nào tôi thấy rất chắc ăn mới làm chứ không dám mạo hiểm", ông từng chia sẻ. Với 30 khách hàng thường xuyên là tổ chức, doanh nghiệp, công ty SMiC giúp ông Quyết có số vốn ban đầu để kinh doanh ở lĩnh vực khác.

Khối tài sản BĐS của đại gia đầu tư FLC Sầm Sơn "khủng" cỡ nào? - Ảnh 1
Ông Trịnh Văn Quyết - một trong 10 doanh nhân bất động sản giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Năm 2008, FLC ra đời. Vài năm trở lại đây, cái tên FLC trở thành một từ khóa “hot” với sự tăng trưởng “thần kỳ”. Từ một doanh nghiệp nhỏ, FLC hiện nay đã trở thành một tập đoàn gồm nhiều công ty.Từ số vốn ban đầu vỏn vẹn 18 tỷ đồng, sau hơn 6 năm, mức vốn của FLC cũng đã tăng hơn 400 lần lên gần 8.400 tỷ.

FLC hiện hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, bất động sản, dịch vụ tư vấn, giáo dục dạy nghề... với mức tăng trưởng ấn tượng. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ như vậy nên ông Quyết nhanh chóng được lọt vào top 100 doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.

Theo thống kê, ông Quyết đang sở hữu khoảng 69.507.648 cổ phiếu FLC (tính đến hết ngày 15/1/2016). Tuy nhiên, nếu tính tổng số tài sản trên sàn chứng khoán mà vị Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nắm giữ tính đến hết 2015 thì là 972,422 tỷ đồng, tăng hơn 80 tỷ đồng so với năm 2014.

Chủ tịch FLC cũng đã từng được tờ tạp chí Forbes phiên bản tiếng Việt vinh danh. Ngoài ra, ông Quyết cũng từng được lọt vào danh sách 5 luật sư tiêu biểu của Việt Nam.

Những dự án "làm mưa làm gió" trên thị trường!

Năm 2015, FLC Group đã khởi công và đưa vào khai thác nhiều dự án mới như FLC Twin Towers 265 Cầu Giấy, FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC Hoàng Long, FLC Samson Beach & Golf Resort, FLC Quynhon Beach & Golf Resort... Ở phân khúc nhà ở thương mại, các dự án của FLC hầu hết là các dự án riêng lẻ, nhưng mang đặc điểm chung là có vị trí đẹp, nằm ở khu vực có tỷ lệ hấp thụ thuộc top cao nhất của Hà Nội, như các dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC Garden City, FLC Greenhome... Ngay dự án tháp đôi FLC Twin Towers tại 265 Cầu Giấy, chưa cần phải chào bán, FLC đã có lượng đăng ký đặt mua xấp xỉ số căn dự kiến sẽ chào bán.

Hiện tại, ngoài những dự án chung cư đã công bố, FLC còn sở hữu hàng loạt dự án khác tại Hà Nội, với tổng số hơn 10 tòa căn hộ cùng nhiều dự án nhà liền kề, biệt thự... với một đặc điểm giống như các dự án đã công bố, là đều được thị trường quan tâm, nhiều đơn vị trung gian đăng ký mua lại.

Ngoài mảng nhà ở thương mại tại Hà Nội, tương tự Vingroup, FLC cũng sở hữu các quần thể dự án nghỉ dưỡng tại các địa phương khác, với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng như: Thanh Hóa (FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort), Bình Định (FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort), Vĩnh Phúc (FLC Vĩnh Thịnh Resort), quần thể sân golf tại Quảng Bình, sắp tới là Quảng Ninh... chưa kể dự án nhà ở tại Thanh Hóa.

Một trong những dự án đình đám của tập đoàn này trong thời gian gần đây là Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn. Dự án có quy mô 200ha, tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng. Dự án này bao gồm các hạng mục: Sân golf 18 lỗ, nhà câu lạc bộ golf rộng 8.000 m2, khu biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp Fusion gần 100 phòng, khách sạn 5 sao và khu bungalow À La Carte gần 600 phòng.

Ngoài ra FLC Sầm Sơn còn có bể bơi nước mặn 5.100 m2, trung tâm hội nghị quốc tế 1.300 chỗ ngồi, các khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời cùng hơn 1.000 căn biệt thự.

Khối tài sản BĐS của đại gia đầu tư FLC Sầm Sơn "khủng" cỡ nào? - Ảnh 2
Phối cảnh tổng thể tổ hợp FLC Samson Beach & Golf Resort

Không ở vị thế hút cầu áp đảo thị trường, nhưng FLC được cho là người hiếm hoi theo sát dấu chân người khổng lồ Vingroup, ngược lại với số đông doanh nghiệp ngồi im nhìn thị trường tăng trưởng. Trong cuộc phân hạng thị trường khốc liệt, FLC đã tự đưa mình ra khỏi số đông doanh nghiệp có xu hướng ngày một co lại, để bước chân vào nhóm những ông lớn trong ngành bất động sản.

Cách mà doanh nghiệp này áp dụng để tạo nên thành công là thần tốc và hiệu quả. Năm qua, FLC không chỉ tạo nên những kỷ lục về tiến độ thi công mà còn liên tiếp phá kỷ lục của chính mình. Chỉ vài tháng sau khi lập kỳ tích thi công nhanh 9 tháng với quần thể FLC Sầm Sơn, tập đoàn này đã lập kỷ lục thế giới với sân golf FLC Quy Nhơn sau 5 tháng thi công. Kết thúc năm tài chính 2015, FLC là một trong số ít những doanh nghiệp đầu tiên công bố lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng.

FLC cũng đang từng bước “cắm mốc” tại các địa danh giàu tiềm năng dọc theo dải bờ biển miền Trung. Chỉ trong vòng hai năm qua, hàng tỷ USD đã được tập đoàn này rót vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Thanh Hóa, Bình Định và tới đây sẽ là Quảng Bình, Quảng Ninh.

Mai Hoa - (Tổng Hợp)

 


Một trong những dự án đình đám của tập đoàn này trong thời gian gần đây là Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn. Dự án có quy mô 200ha, tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng. Dự án này bao gồm các hạng mục: Sân golf 18 lỗ, nhà câu lạc bộ golf rộng 8.000 m2, khu biệt thự nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp Fusion gần 100 phòng, khách sạn 5 sao và khu bungalow À La Carte gần 600 phòng.

Ngoài ra FLC Sầm Sơn còn có bể bơi nước mặn 5.100 m2, trung tâm hội nghị quốc tế 1.300 chỗ ngồi, các khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời cùng hơn 1.000 căn biệt thự.

Không chỉ có Dự án FLC Sầm Sơn, ngay tại Thanh Hóa, Tập đoàn FLC còn có nhiều dự án khác, từ dự án bất động sản nhà ở đến khu công nghiệp và nông trường, với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ đồng. Các dự án này đều có đặc điểm chung là quy mô đầu tư lớn, vị trí đẹp, thuận lợi trong khai thác kinh doanh ngay từ ngày đầu.

Ngoài Thanh Hóa, FLC còn là chủ đầu tư của một loạt dự án tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa. Trong đó, chỉ tính riêng tại Hà Nội, với sự thuận lợi của thị trường, các dự án của FLC đã được thị trường săn đón với lượng đăng ký mua nhiều hơn khối lượng dự kiến chào bán. Đó là lý do khiến những con số thể hiện trên báo cáo tài chính được đánh giá là phần nổi của tảng băng chìm tài sản mà FLC đang sở hữu.

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục