TP. HCM: Chỉ 10% các dự án BĐS trên thị trường đang hoạt động

(Kinhdoanhnet) - Tại Tp.HCM, số dự án đang chuyển động hiện nay là trên 900 dự án, trong đó có 200 dự án đang được nhà nước "doạ" thu hồi còn 700 dự án đang đắp chiếu. Phần còn lại, chỉ có 50 dự án hiện đang hoạt động. Tính ra, so với những dự án bất động, số đang hoạt động hiện chiếm chưa đến 10%. Đây chính là mảng tối của thị trường BĐS.

TP. HCM: Chỉ 10% các dự án BĐS trên thị trường đang hoạt động - Ảnh 1
Chỉ có 50 dự án hiện đang hoạt động chiếm chưa đến 10% tổng các dự án bất động sản trên thị trường.

Theo ghi nhận từ báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp BĐS trong quý I/2015, có đến hơn 50% các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh so với cùng kỳ giảm sút , thậm chí một vài trường hợp còn gặp thua lỗ. Thực tế cũng ghi nhận sự phục hồi của thị trường BĐS, song số lượng như thế nào thì cũng chưa thể khẳng định.

Theo Phó GĐ Công ty địa ốc Đất Lành, ông Nguyễn Văn Đực cho biết, "Tôi bị xếp vào trường phái bi quan. Song những phát biểu lạc quan thì có thể thấy chỉ đang nhìn vào tảng băng nổi mà không thấy được phần chìm của tảng băng đó nhiều thế nào. Còn tôi đang muốn nhìn vào phần chìm của tảng băng đó". Vậy nên, với những con số đưa ra trong báo cáo tài chính quý I vừa rồi, số lượng hơn 50% doanh nghiệp thua lỗ trên thực tế có thể cũng đã được giảm nhẹ đi phần nào.

Với 50 dự án đang hoạt động bên cạnh số lượng các dự án đang gặp khó khăn như trên, tình trạng lỗ lãi của doanh nghiệp cũng đã được thể hiện phần nào. Nếu "đắp chiếu", dự án sẽ còn kéo theo rất nhiều chi phí khác nữa bên cạnh khoản tiền phải trả lãi cho ngân hàng...nên khó mà nói rằng sự phát triển của doanh nghiệp đang bắt đầu khởi sắc.

Bên cạnh đó, có không ít đại gia BĐS đã nợ thuế lên đến cả nghìn tỷ đồng. ật là đang diễn ra tình trạng nợ khách hàng, nợ thuế, nợ ngân hàng, nợ nhà thầu thi công của nhiều doanh nghiệp. Thực trạng âm vốn của không ít doanh nghiệp đã phần nào nói lên những bước đi chưa đúng đắn của giới đầu tư BĐS. Cụ thể là đầu tư sai về phân khúc.

Phân khúc cao cấp luôn dành được sự quan tâm của của giới đầu tư với những giá trị mỗi sản phẩm từ 1-5 tỷ đồng. Trong khi đó, họ lại quá hời hợt với những căn hộ dưới 1 tỷ đồng rất phù hợp với sức mua của đa số người dân hiện nay. Những căn hộ có giá trị dưới 500 triệu đồng lại càng khan hiếm.

Đó chính là một sai lầm được tạo nên từ việc không đưa ra định hướng cho thị trường. Không những vậy, nhà nước cũng không cho phép xây dựng những căn hộ có diện tích nhỏ. Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất quá cao cũng như sự rườm rà của những thủ tục khiến giá sản phẩm bị đẩy lên rất cao, phía nhà đầu tư cũng khó có thể tiêu thụ sản phẩm được.

Lúc đó, ngân hàng sẽ mở cửa cho doanh nghiệp, tình trạng đầu cơ sẽ xảy ra và theo đó bong bóng BĐS cũng hình thành, thị trường khó có thể tránh khỏi bị đóng băng. Song, việc phải tiếp tục trả lãi 20-25%/năm cho ngân hàng đã khiến doanh nghiệp rút hết tài sản của mình. Những khó khăn này kéo dài từ những năm trở về trước và cho tới thời điểm này, nó vẫn còn hiện hữu khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể "thoát" ra được.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận có những doanh nghiệp không chịu tác động từ "cơn sóng thần" đó trong giai đoạn 2014-2015, với sự nhạy bén của mình, họ đã có thể mua lại những dự án chết để khôi phục lại và tái khởi động. Những dự án đó không hẳn là "ế hàng", mà vấn đề ở chỗ, doanh nghiệp không thể tiếp tục xây dựng vì không có tiền. Thực tế cũng cho thấy, sự chuyển động và sôi động cũng chỉ diễn ra tại những dự "xác chết" đã được mua lại bởi các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo báo cáo thị trường của Savills Việt Nam, nguồn cung căn hộ quá lớn từ đầu năm đã khiến thị trường bất động sản phát triển thật sự sôi động. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dự báo, nguồn cung lớn, trong khi chưa thực sự phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường đang là mối lo ngại đẩy thị trường bất động sản mới hồi phục tiếp tục rơi vào khó khăn trong thời gian tới.

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành bày tỏ, nỗi lo ngại lớn nhất trên thị trường bất động sản hiện nay là số lượng nguồn cung căn hộ rất lớn trong khi đó giá lại rất cao, từ 30 - 40 triệu/m2.

Lấy ví dụ tại TP. HCM, ông Đực cho biết: Tại TP. HCM đang xuất hiện 3 dự án “khổng lồ” mà tôi gọi là tam giác “quỷ” gồm: Vincom Tân Cảng, SaLa quận 2 và Masteri quận 2. Ba đỉnh của tam giác đó, mỗi đỉnh có quy mô trên dưới 10 nghìn căn hộ. Trong lòng tam giác đó cũng gần 10 nghìn căn hộ nữa, tức, tổng số căn hộ lên tới gần 40 nghìn căn. Mỗi căn hộ có giá từ 3 - 4 tỷ, nâng tổng sản phầm lên tới hơn 100 ngàn tỷ, trong vòng từ nay đến năm 2017 sẽ tung ra thị trường.

Mặc dù tam giác này đang ăn theo tuyến Metro Sài Gòn Suối tiên, tuy nhiên sự cạnh tranh giữa các dự án hiện nay vẫn vô cùng khốc liệt và câu hỏi đặt ra là với sức mua của người dân hiện nay, liệu thị trường có thể tiêu thụ hết số lượng căn hộ này. Trong khi đó, sức mua và nhu cầu của người dân ở phân khúc bất động sản trung bình hiện đang rất lớn. Sự phát triển mất cân đối này đang dần đẩy thị trường bất động sản vào nguy cơ phát triển không ổn định - ông Đực phân tích.

Mai Hoa - (Tổng hợp theo Báo Đất Việt, Infonet)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục