Văn Phú - Invest: Những vấn đề đáng quan tâm trước ĐHĐCĐ thường niên 2020

CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (HOSE: VPI) đưa ra kịch bản kinh doanh 2020 được cho là khiêm tốn so với thành tích đạt được kể từ khi niêm yết. Tuy nhiên, phương án chi trả cổ tức 25%, cao nhất từ khi lên sàn.

Ngày 15/05/2020, VPI sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 nhằm trình cổ đông các vấn đề quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2020, phương án chia cổ tức và tiến độ triển khai của các dự án trọng điểm.

Lên kế hoạch kinh doanh ổn định

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 lần này, Hội đồng quản trị Văn Phú Invest sẽ trình cổ đông kế hoạch 2.002 tỷ đồng tổng doanh thu (hợp nhất) và 302 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (hợp nhất) cho năm 2020.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 của Văn Phú – Invest

                                                                                                                                    Đơn vị tính: Tỷ đồng

Văn Phú - Invest: Những vấn đề đáng quan tâm trước ĐHĐCĐ thường niên 2020 - Ảnh 1

 Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020 của VPI
 

Có thể thấy, đây là mục tiêu khá khiêm tốn của VPI sau giai đoạn kinh doanh tăng trưởng liên tục trong 3 năm qua (2017 - 2019). Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh thận trọng của VPI là hoàn toàn có cơ sở và cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trước tác động của Covid-19.

Ban lãnh đạo VPI khẳng định kế hoạch đã được đánh giá kỹ lưỡng đến các yếu tố phục hồi của nền kinh tế và ngành bất động sản sau dịch, cũng như tiềm lực và khả năng hiện có của công ty.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời gian đầy thách thức để các doanh nghiệp đánh giá năng lực và khả năng thích ứng với thị trường của mình. VPI nhận định dịch Covid-19 là thách thức chung nhưng là cơ hội để VPI bùng nổ sau khi đại dịch được khống chế. Vì vậy, VPI đã chủ động xây dựng các phương án để đón đầu mọi thời cơ ở phía trước.

Dự án nào sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận 2020?

Theo tài liệu Đại hội, nguồn doanh thu, lợi nhuận trong năm nay của Văn Phú dự kiến sẽ đến từ dự án Grandeur Palace - Giảng Võ, dự án The Terra - An Hưng và một số dự án khởi công và triển khai công tác bán hàng trong quý IV.

Cụ thể, dự án Grandeur Palace - Giảng Võ đã bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2019 và sang năm 2020, dự án dự kiến sẽ bàn giao, ghi nhận doanh thu phần còn lại khối thấp tầng và toàn bộ khối căn hộ cao tầng trong Quý III – IV/2020 và hoàn chỉnh, đưa dự án vào vận hành khối thương mại dịch vụ và căn hộ trong quý IV/2020. Với định hướng và dự kiến như trên, Dự án dự kiến ghi nhận doanh thu khoảng 1.480 tỷ đồng năm 2020.

Đối với The Terra - An Hưng, phần còn lại của khối căn hộ thấp tầng sẽ được ghi nhận trong năm 2020 với doanh thu ước đạt khoảng 226 tỷ đồng. Ngoài ra, trong quý IV/2020, 03 khối cao tầng của dự án sẽ được cất nóc và ước tính ghi nhận doanh thu trong năm 2021.

Văn Phú - Invest: Những vấn đề đáng quan tâm trước ĐHĐCĐ thường niên 2020 - Ảnh 2
The Terra - An Hưng- một trong những dự án mang lại nguồn thu cho VPI trong năm 2020

 

Trong năm 2020, khu dịch vụ căn hộ khách sạn Oakwood Residence Hanoi sẽ đóng góp doanh thu trên 120 tỷ vào hoạt động chung của Công ty ngay trong năm thứ hai đi vào vận hành.

Ngoài các dự án trên, Cồn KhươngLộc Bình sẽ là những dự án tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu lớn cho VPI trong tương lai. Hiện tại, hai dự án này đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý và sẽ được phân kỳ đầu tư trong quý IV/2020.

Văn Phú - Invest: Những vấn đề đáng quan tâm trước ĐHĐCĐ thường niên 2020 - Ảnh 3
Hình ảnh dự án Lộc Bình- một trong những dự án hứa hẹn mang lại doanh thu lớn cho VPI

 

Ngoài ra, VPI cũng đang làm quy hoạch ở Vũng Tàu để chuẩn bị triển khai cho các dự án tiếp theo. Qua đó, với nguồn thu lớn đến từ các dự án có tính thanh khoản cao, việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đã đề ra trong năm 2020 là khả thi và vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển trong các năm tới.

Lợi nhuận giai đoạn 2020 - 2025 dự kiến tăng trưởng 10% - 15%/năm

Năm 2019, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ của VPI trong việc phát triển quỹ đất.

Trước đây, quỹ đất chủ yếu được chuyển giao theo phương thức BT, thì sau đó VPI nhanh chóng chuyển đổi sang việc phát triển các dự án theo hình thức chủ đầu tư. Sau hơn 1 năm, VPI có danh sách gần 40 dự án nằm ở vị trí trung tâm tại các thành phố lớn khắp cả nước như Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, , Hải Phòng, Thừa Thiên Huế; Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...


Các quỹ đất mà VPI nắm giữ tính đến cuối năm 2019

Giai đoạn 2020-2025, Hội đồng quản trị VPI xác định chiến lược giữ ổn định trong năm 2020, tận dụng thời cơ trong năm 2021 và cất cánh khi kinh tế đi vào phục hồi trong các năm tiếp theo. Mục tiêu cụ thể là vẫn duy trì vị thế đã đạt được trong ngành bất động sản Việt Nam, tăng tốc tích lũy quỹ đất nội đô tại đô thị lớn (thành phố HCM, Hà Nội) và khu vực khác.

Tăng trưởng tổng tài sản bình quân 10%/năm, lợi nhuận bình quân giai đoạn 2020 - 2025 tăng trưởng dự kiến đạt 10% - 15%/năm.

Cổ tức 2019 đạt 25%, dự kiến năm 2020 đạt 10%

Theo tài liệu ĐHĐCĐ năm 2020, VPI sẽ trình cổ đông để chi cổ tức năm tài chính 2019 lến đến 25%. Đây là năm thứ 3 liên tiếp VPI chia cổ tức cho cổ đông kể từ khi niêm yết với tỷ lệ trung bình đạt hơn 17%. “Điều này thể hiện sự tự tin của doanh nghiệp với nguồn lực, kế hoạch kinh doanh và thấu hiểu mong muốn cổ đông của ban lãnh đạo Công ty.” - đại diện VPI chia sẻ.

Trong quý I/2020 vừa qua, VPI ghi nhận 80 tỷ đồng doanh thu và 2.3 tỷ đồng lãi sau thuế, tương ứng tăng 9% về lợi nhuận so cùng kỳ. Ngoài ra, kết quả kinh doanh của VPI còn nhiều điểm tích cực khác như: lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương hơn 512 tỷ đồng; khoản mục tiền và tương đương tiền và người mua trả tiền trước tăng; khoản mục phải thu cùng với khoản mục vay và nợ tài chính giảm, …. Điều này cho thấy VPI đang củng cố lại “nội lực”, khi thị trường ổn định lại sau đại dịch, VPI sẽ có nhiều cơ hội để bức phá.
Cổ phiếu có tính phòng thủ cao

Sau Tết Nguyên Đán, giá cổ phiếu ngành bất động sản hòa chung với diễn biến thị trường và sụt giảm mạnh.

Trong bối cảnh đó, giá cổ phiếu VPI sụt giảm ở mức khiêm tốn hơn (gần 5%) và nhanh chóng hồi phục ngay sau đó. Hiện đang giao dịch với mức giá 41.700 đồng/cp (kết phiên 14/05), cách đỉnh 52T hơn 2%.

Việc giữ được giá tốt trong bối cảnh chung của thị trường phần nào cho thấy sức chịu đựng của cổ phiếu VPI cũng như khả năng phòng thủ của cổ phiếu khi thị trường sụt giảm và cơ hội tăng giá khi thị trường hồi phục.

Thanh khoản trung bình của cổ phiếu từ đầu năm đến nay vẫn ở mức cao, trung bình đạt 472.172 cổ phiếu /phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu VPI từ đầu năm 2020 đến nay

Văn Phú - Invest: Những vấn đề đáng quan tâm trước ĐHĐCĐ thường niên 2020 - Ảnh 4
Tương quan diễn biến cổ phiếu VPI với VN-Index từ đầu năm đến nay

 

 

 

 

PV

 

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục