Sau kiểm toán Hùng Vương chuyển từ lãi 28 tỷ sang lỗ 134 tỷ đồng, Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động

Sau kiểm toán, lỗ lũy kế tại ngày 31/3/2019 của Hùng Vương đã lên tới 528 tỷ đồng bên cạnh đó Công ty cũng có khoản vay đến hạn trả tại Vietcombank lến tới hơn 600 tỷ đồng chưa được thanh toán khiến Công ty kiểm toán đặt dấu hỏi nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

Công ty cổ phần Hùng Vương  (Mã: HVG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất nửa niên độ 2018 – 2019 (1/10/2018 – 31/3/2019) được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Trước đó ngày 31/5 Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM đã gửi công văn nhắc nhở Hùng Vương vì nộp chậm báo cáo tài chính riêng và hợp nhất soát xét bán niên.

Sau kiểm toán Hùng Vương chuyển từ lãi 28 tỷ sang lỗ 134 tỷ đồng, Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động - Ảnh 1
So sánh số liệu kinh doanh trên báo cáo sau kiểm toán và tự lập (Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính)

Sau kiểm toán, báo cáo kết quả kinh doanh của Hùng Vương đã có hàng loạt sự điều chỉnh. Doanh thu của Công ty đã tăng 9% lên 2.876 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng và lợi nhuận gộp của Hùng Vương được cải thiện lên 320 tỷ đồng.

Mục doanh thu tài chính có sự điều chỉnh tăng từ khoảng 4 tỷ đồng lên 7 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng tăng 13% lên 135 tỷ đồng.

Khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết ở báo cáo tự lập chỉ có 6 tỷ đồng thì sau kiểm toán tăng lên 43 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến từ 40 tỷ đồng ở báo cáo tự lập lên 159 tỷ đồng sau kiểm toán do xuất hiện thêm khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi thêm 120 tỷ đồng.

Sau kiểm toán Hùng Vương chuyển từ lãi 28 tỷ sang lỗ 134 tỷ đồng, Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động - Ảnh 2
Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét giữa niên độ 2018 - 2019
 

Các chi phí gia tăng đặc biệt là xuất hiện thêm khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi cùng  khoản lỗ công ty liên ty liên doanh, liên kết tăng khiến sau kiểm toán lợi nhuận sau thuế của Hùng Vương biến từ lãi 28 tỷ đồng sang lỗ 134 tỷ đồng.

Tại ngày 31/3/2019, lỗ lũy kế của Tập đoàn đã lên tới 528 tỷ đồng. Hùng Vương cũng có các khoản vay đến hạn trả chưa được thanh toán tại các ngân hàng.

Sau kiểm toán Hùng Vương chuyển từ lãi 28 tỷ sang lỗ 134 tỷ đồng, Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động - Ảnh 3
Nguồn: Báo cáo tài chính soát xét giữa niên độ 2018 - 2019
 

Ngày 31/3 Hùng Vương chưa thanh toán khoản vay đến hạn trả lại cho Ngân hàng Vietcombank với số tiền gần 602 tỷ đồng. Ngày 11/6, Tập đoàn đang trong quá trình xin sự phê duyệt của Vietcombank cho giãn thời gian thanh toán khoản nợ gốc và lãi vay này trong vòng 8 năm tiếp theo.

Công ty kiểm toán cho biết các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.Theo đó, khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của Hùng Vương phụ thuộc vào khả năng Tập đoàn sắp xếp được dòng tiền và kinh doanh có lợi nhuận trong tương lai cũng như việc được tái cơ cấu các khoản nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, Công ty kiểm toán cũng lưu ý người đọc về phần thuyết minh ngày 1/3/2016, Công ty đã hoàn tất chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đã được đại hội cổ đông và Ủy ban Chứng khoán  Nhà nước phê duyệt, theo đó vốn cổ phần của Hùng Vương tăng từ 1.892 tỷ đồng 2.270 tỷ đồng. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu này đã làm âm lợi nhuận chưa phân phối lũy kế của Công ty tại ngày 1/3/2016.

Tính đến ngày 11/6/2019, Công ty đang thực hiện một kế hoạch chi tiết để khắc phục lợi nhuận chưa phân phối lũy kế bị âm thông qua việc dự kiến tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và thanh lý các khoản đầu tư dài hạn của Công ty.

Sau kiểm toán, tổng tài sản của Hùng Vương đã giảm 191 tỷ đồng còn 8.636 tỷ đồng. Khoản mục hàng tồn kho giảm từ 1.809 tỷ đồng xuống 1.784 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, khoản phải thu ngắn hạn sau kiểm toán đã giảm 142 tỷ xuống 4.611 tỷ đồng do khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 119 tỷ đồng.

 

Hoàng Kiều


KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục