Nhu cầu đầu tư trái phiếu ngân hàng tăng cao

(Kinhdoanhnet) – Khi tín dụng ra khối doanh nghiệp vẫn tắc nghẽn và số doanh nghiệp đủ tài sản đảm bảo để thế chấp giảm xuống thì việc đầu tư lẫn nhau giữa các ngân hàng vẫn có dấu hiệu tăng lên.

Có ý tưởng sớm nhất là kế hoạch 980 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ CTCP Tập Đoàn Đại Dương (OGC), với kỳ hạn 3 năm và không có tài sản đảm bảo đầu năm nay.

Sự kiện HD Bank phát hành trái phiếu rất được quan tâm thời gian vừa qua, đơn vị này đã kí kết hợp tác “độc quyền” đợt phát hành trái phiếu 1.000 tỷ đồng của DIC, cũng có kế hoạch phát hành 1.400 tỷ đồng trái phiếu để nhằm phục vụ mục đích bổ sung nguồn vốn huy động trung - dài hạn phục vụ phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn, mặc dù HDBank không thiếu hụt nguồn vốn cho vay trung, dài hạn.

Đáng chú ý là kế hoạch phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi của Eximbank với kì hạn 2, 3 và 5 năm. Năm 2013, ngân hàng này cũng đã từng lên kế hoạch xin phép NHNN phát hành tới 10.000 tỷ đồng trái phiếu hoặc giấy tờ có giá.

Dù vậy, theo dõi thông tin của Eximbank kể từ tháng 8/2013, khi kế hoạch xin phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu được đưa ra tới nay, không có nguồn tin công bố nào về kết quả thực thi.

Nhu cầu đầu tư trái phiếu ngân hàng tăng cao - Ảnh 1

Một vài ngân hàng khác đang hoàn tất các thủ tục để chào bán trái phiếu, trong đó có ngân hàng lần đầu tiên huy động vốn trái phiếu trong nhiều năm trở lại đây.

Trong năm 2013, có 4 ngân hàng phát hành tổng cộng gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 22% tổng số trái phiếu doanh nghiệp được phát hành.

Các ngân hàng có truyền thống phát hành trái phiếu từ trước đến nay là VPBank, HDBank, MaritimeBank, BIDV,…

Khi tín dụng ra khối doanh nghiệp vẫn tắc nghẽn và số doanh nghiệp đủ tài sản đảm bảo để thế chấp giảm xuống thì việc đầu tư lẫn nhau giữa các ngân hàng vẫn có dấu hiệu tăng lên.

Đối với bên mua, trái phiếu ngân hàng luôn có mức sinh lời cao hơn trái phiếu chính phủ và độ an toàn cao hơn nhiều so với trái phiếu doanh nghiệp thông thường.

Việc phát hành những trái phiếu có kỳ hạn trên 3 năm giúp tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Mặc dù ngành ngân hàng luôn trong tình trạng dư thừa vốn, nhưng trên thực tế, lượng tiền dư thừa chủ yếu là vốn ngắn hạn, trong khi các doanh nghiệp lại tăng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để tái cấu trúc sau một thời gian dài khó khăn.

Những ngân hàng phát hành trái phiếu phải chịu chi phí vốn cao hơn đáng kể so với việc huy động dân chúng. Để tránh chi phí cao và tận dụng mặt bằng lãi suất thấp kỷ lục hiện tại, một số ngân hàng đang cân nhắc phương án phát hành trái phiếu lãi suất cố định kỳ hạn dài, thay vì sử dụng lãi suất thả nổi như các đợt trước đó.

Hiện nay, tại Việt Nam, các NĐT trái phiếu chủ yếu vẫn là các ngân hàng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ nhà đầu tư là công ty bảo hiểm, quỹ hoặc NĐT khác. Thực tế đó tạo nên một vòng liên kết hệ thống giữa các ngân hàng, có phần giống với việc cho vay và đầu tư qua lại trên thị trường liên ngân hàng.

Các đợt trái phiếu nhìn chung vẫn hạn chế chào bán trong một nhóm nhỏ các ngân hàng với nhau, thông tin hạn chế công bố ra bên ngoài.

Theo một chuyên gia, các trái phiếu ngân hàng là trái phiếu tốt, nhưng biên độ lãi suất vẫn phải không dưới 1,75 - 2%/năm mới đủ để bù đắp các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của các trái phiếu.

P.N.(Tổng hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục