Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

Xử lý vi phạm liên quan đến quy định về thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ, về nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng được thực hiện theo Thông tư số 36/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thông tư số 36/2017/TT-BTC bổ sung Điều 5a sau Điều 5 như sau: “Vi phạm quy định về thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp không công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại Đại hội đồng cổ đông được tổ chức từ sau thời điểm hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho đến khi sử dụng hết số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận của các năm kể từ khi hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho đến khi sử dụng hết số tiền thu được từ đợt chào bán.”

Điều 6 về vi phạm quy định về nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng được sửa đổi, bổ sung, như sau: Quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp tổ chức vi phạm đã được hướng dẫn sửa đổi thông tin không chính xác trong hồ sơ đăng ký công ty đại chúng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Hành vi “Không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng” tại Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản yêu cầu công tyđại chúng nộp hồ sơ hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký công ty đại chúng nhưng công ty đại chúng không thực hiện.”

Điều 7 về vi phạm quy định về niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán được sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất, quy định tại Khoản 2a Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Nghịđịnh số 145/2016/NĐ-CP được áp dụng đối với các trường hợp sau: Công ty đại chúng hình thành từ DNNN chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định pháp luật về cổ phần hóa; Công ty niêm yết bị hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng; Công ty hợp nhất từ các DN trong đó có công ty niêm yết mà sau hợp nhất công ty hợp nhất đáp ứngđiều kiện là công ty đại chúng và không đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định; Công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết hoặc đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết.

Thứ hai, hành vi “Không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán” tại Điểm e Khoản 2a Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo quyđịnh tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP được áp dụng trong trường hợp sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản yêu cầu thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán nhưng công ty đại chúng không thực hiện.

Thứ ba, hình thức xử phạt bổ sung “Đình chỉ hoạt động niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán” tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP áp dụng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán,đăng ký giao dịch chứng khoán có thông tin cố ý làm sai sự thật, che giấu sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng hoặc hành vi lập, xác nhận hồ sơ giả mạo để niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán đã chấp thuận niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán cho tổ chức vi phạm.”

Điều 8 về vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán được sửa đổi như sau: Quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 108/2013/NĐCP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐCP được áp dụng đối với trường hợp tổ chức bất kỳ một địa điểm hoặc một hình thức trao đổi thông tin nào để thực hiện khớp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán ngoài Sở giao dịch chứng khoán.

Trường hợp có khoản thu trái pháp luật, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán được tính trên cơ sở toàn bộ các khoản thu mà tổ chức có được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp đã áp dụng mức phạt tiền tối đa là 05 lần khoản thu trái pháp luật mà mức phạt vẫn thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 17 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng mức phạt tối đa quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại Khoản 17 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP để xử phạt.

Theo mof.gov.vn

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục