Nguyễn Duy Hanh: Người chủ mẫu mực và những trải nghiệm chưa được bật mí

Có thể nói, quản lý nhà hàng là công việc tưởng chừng như dễ dàng nhưng lại không hề đơn giản. Sau sự xuất hiện bảnh bao trước mọi thực khách hay nhân viên, hẳn là đa số chúng ta chưa từng được nghe lời thật tâm chia sẻ bí quyết thành công về vị trí quan trọng ấy trong nhà hàng. Để bật mí cho những trải nghiệm và bí quyết để có được chuỗi thành công trong lĩnh vực nhà hàng, phóng viên đã có cuộc trò chuyện thân mật với Anh Nguyễn Duy Hanh chủ Nhà hàng Mai Hương (Ngã tư Lê Văn Lương kéo dài – Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội).

P/v Khá nhiều người cho rằng quản lý nhà hàng đều là những người có xuất phát điểm thấp? Quan điểm của Anh về điều này?

Đúng vậy, thường các quản lý nhà hàng từng làm công việc của một nhân viên lễ tân hoặc nhân viên phục vụ bàn. Tính cả khi bạn có bằng cấp về chuyên ngành quản lý nhà hàng, khách sạn thì trường hợp trở thành quản lý nhà hàng ngay cũng khá hiếm.

Đặc biệt, nếu ở trong một nhà hàng nhỏ, họ phải đảm đương khá nhiều công việc cùng lúc. Hoặc khi nhà hàng mở rộng quy mô kinh doanh thì việc luân chuyển có thể xảy ra và họ cũng có thể phải đảm nhiệm một vai trò hoàn toàn mới. Vì vậy, trước khi lên đến vị trí quản lý nhà hàng, nhiều người đã từng trải qua rất nhiều công việc khác. Thậm chí, họ còn phải tự mình đầu tư cho các lớp học barista, học nấu ăn,… tuỳ theo yêu cầu của công việc.

Từ những vị trí thấp họ sẽ có cơ hội trải nghiệm và tích luỹ công việc ở nhiều vị trí khác nhau, sau quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm bản thân những cá nhân nào thể hiện tốt sẽ được đề nhắc vị trí cao hơn, con đường đến với quản lý nhà hàng được rút ngắn rất nhiều. Chính vì thế, từ vị trí là nhân viên lên quản lý, họ sẽ thấu hiểu nhân viên hơn.

Nguyễn Duy Hanh: Người chủ mẫu mực và những trải nghiệm chưa được bật mí - Ảnh 1
Anh Nguyễn Duy Hanh chủ Nhà hàng Mai Hương trả lời phỏng vấn với phóng viên

P/v Nói vậy, chắc hẳn Anh cũng phải là người gắn bó với công việc nhà hàng lâu dài? Anh có thể chia sẻ?

Trước khi quyết định bổ nhiệm vị trí quản lý nhà hàng, các ông chủ thường xem xét kỹ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Để được bổ nhiệm vị trí quản lý nhà hàng thường có một số đặc điểm sau:

– Là nhân viên đã gắn bó lâu dài với nhà hàng hoặc là người được tuyển dụng với điều kiện không chuyển việc quá 2 lần trong 5 năm. Tránh trường hợp nhân viên hay nhảy việc, thường thì Tôi lựa chọn những người ngoại tỉnh.

– Thời gian làm việc càng lâu chứng tỏ phần nào năng lực và khả năng chịu áp lực tốt trong môi trường kinh doanh nhà hàng. Môi trường kinh doanh nhà hàng sẽ đào tạo những quản lý mẫu mực nhất.

P/v Có câu nói vui: “Nhu nhược cũng là đức tính đáng quý của người quản lý nhà hàng” ? Anh nghĩ thế nào?

Mọi người sẽ nói rằng một quản lý nhà hàng nhu nhược, không quyết đoán thì không được hoan nghênh. Thế nhưng chính nhu nhược cũng là đức tính cần có của người quản lý. Giả dụ trong trường hợp gặp khách nóng tính, bạn không thể đôi co cùng lúc với khách mà để khách nói trước, bình tĩnh và nhẫn nại thêm sau đó đưa ra những lý lẽ thuyết phục nhất sao cho khách nể và vấn đề được giải quyết phân minh. Vì khách hàng là miếng cơm manh áo nên vợ con và nhân viên cũng đồng cảm và chia sẻ.

P/v Quản lý nhà hàng làm việc với tần suất công việc liên tục?

Thật vậy, hằng ngày, người quản lý nhà hàng không chỉ giám sát nhân viên làm việc hay gặp gỡ đối tác, chú ý hơn những con số kinh doanh lợi nhuận của nhà hàng cũng đều được thông qua quản lý kiểm soát chặt chẽ. Họ không chỉ làm việc như một cái máy mà còn chịu áp lực công việc khá cao. Họ sẽ không có những ngày nghỉ cuối tuần cùng gia đình, cũng có thể không có lương đều đặn mỗi tháng,… việc doanh thu nhà hàng có cao hay không phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm quản lý của mỗi quản lý nhà hàng. Là người chủ của quán và người đàn ông của gia đình nhiều khi tôi phải thức trắng đêm để giải quyết nhiều công việc phát sinh và thường chỉ có 3 đến 4 tiếng để nghỉ ngơi. Hàng ngày, tôi phải dậy rất sớm để nhập nguyên liệu đầu vào vì những công việc đó không ai có thể thay thế tôi được. Có những lúc sức khỏe tôi không tốt nhưng vì niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm với công việc nên tôi vẫn cố gắng chỉ bảo anh em làm thật tốt những công việc đã giao.

Trước những đối thủ kinh doanh cạnh tranh nhiều như hiện nay, áp lực công việc của các quản lý nhà hàng càng tăng gấp bội, đòi hỏi quản lý phải xác định cho mình những hướng kinh doanh đúng, có những kế hoạch marketing cụ thể nhất để có thể đánh bại những đối thủ cạnh tranh khác.

P/v Vậy nguồn vui nào hay động lực nào giúp Anh vượt qua và phát triển?

Sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc của thực khách và toàn thể anh em cán bộ nhân viên nhà hàng, đó chính là động lực giúp tôi thành công và phát triển.

 P/v Cảm ơn Anh về những chia sẻ thật tâm, chúc Anh và nhà hàng luôn phát triển mở rộng.

Theo Tạp chí Truyền thống và phát triển

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục