“Thực đơn” sử dụng thuê mua máy bay “khủng” của Bamboo Airways có gì?

Sau cú “bắt tay” thương thảo với Airbus ký đặt cọc mua 24 chiếc A321 NEO, giữa tháng 4/2018, Tập đoàn FLC nối dài cánh tay của mình làm việc với hãng Boeing đầu tư thêm máy bay bổ sung cho các tuyến quốc tế; đồng thời đàm phán với nhiều hãng cho thuê máy bay khác kịp cho kế hoạch bay cuối năm nay.

Chuẩn bị đồng bộ

Sau 2 năm “thai nghén”, hãng hàng không Bamboo Airways đã chính thức tung ra hàng loạt hoạt động mang tính thực tiễn như ký thỏa thuận đặt cọc mua 24 máy bay A321 NEO của Airbus, trước đó, đã ký thỏa thuận đặt mua từ hãng Boeing (Mỹ) 10 máy bay 737 Max 9 và 5 máy bay 777X. 

Đây là một động thái tích cực cho thấy Bamboo Airways đang tạo thêm nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không và kích cầu kinh tế du lịch. 

“Thực đơn” sử dụng thuê mua máy bay “khủng” của Bamboo Airways có gì?  - Ảnh 1

Bamboo Airways với bộ nhận diện thương hiệu xanh trắng ấn tượng 


Trung tuần tháng 4.2018, Bamboo Airways chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu đầy ấn tượng. Mặt khác, với thế mạnh về bất động sản, xây dựng, Tập đoàn FLC không chỉ tập trung vào hãng hàng không mà còn đầu tư vào cơ sở hạ tầng bay, sân bay… 

“Thực đơn” mở rộng, đa dạng 

Trả lời báo chí, ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc Bamboo Airways cho biết, hãng có kế hoạch mở 24 đường bay nội địa và 16 đường bay quốc tế cho đến năm 2023. Với kế hoạch này, số lượng 24 máy bay nhận từ Airbus trong giai đoạn 2022-2025 chỉ là một phần trong chiến lược tổng thể.

Với kế hoạch ngắn hạn ban đầu, trong lúc chờ bàn giao máy bay từ Airbus, Bamboo Airways có thể sẽ thuê 20 máy bay cả thương hiệu Airbus và Boeing nhằm hiện thực hóa các chuyến bay ngay trong quý 4 năm 2018.

Là dòng máy bay khá “hot” trên thị trường, A321 Neo phù hợp cho giai đoạn khởi đầu với đường bay ngắn. Sau giai đoạn vận hành và kiểm định hiệu năng, Bamboo Airways sẽ tính toán đầu tư mở rộng và con số hàng trăm máy bay mới đủ cho “thực đơn” phục vụ khách từ cuối 2018 đến năm 2023. 

“Thực đơn” sử dụng thuê mua máy bay “khủng” của Bamboo Airways có gì?  - Ảnh 2

A321 Neo là dòng phù hợp cho giai đoạn đầu hoạt động của Bamboo Airways


Cụ thể, ngay khi hoàn tất hợp đồng 24 chiếc Airbus 321 NEO, Tập đoàn FLC dự kiến sẽ tiếp tục đặt mua thêm 26 máy bay Airbus A321 LR (Long Range), nâng tổng số máy bay của công ty lên 50 chiếc. Đây là mẫu máy bay thân dài nhất thế giới, có khả năng bay những tuyến xa xấp xỉ 7.400km, phù hợp để phục vụ hoạt động trong giai đoạn dài của Bamboo Airways.

Đầu tháng 5.2018, Bamboo Airways đã có buổi gặp gỡ đại diện hãng Boeing. Trong buổi tọa đàm này, mẫu máy bay mới Boeing Dreamliner được Tập đoàn FLC chú ý nhằm tập trung cho các tuyến bay dài quốc tế trong tương lai bên cạnh các đường bay nội địa và tầm trung. 

“Thực đơn” sử dụng thuê mua máy bay “khủng” của Bamboo Airways có gì?  - Ảnh 3
Dreamliner 787-10 được tập trung cho giai đoạn dài hạn, bay các tuyến quốc tế

Với kế hoạch bay trung và dài hạn, Boeing gợi ý dòng Dreamliner 787 và đặc biệt là Dreamliner 787-10 được thiết kế với khả năng tải thêm từ 20 - 45%, sức chứa 323 hành khách, giảm 60% tiếng ồn và tiết kiệm nhiên liệu lên tới 20%. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp cho những chuyến bay quốc tế đường dài, đặc biệt là tới châu Mỹ và châu Âu mà Bamboo Airways có thể phát triển 1 năm sau khi triển khai ở thị trường nội địa và các nước khu vực châu Á.

Ngoài ra, một động thái được cho là rất thức thời của Tập đoàn FLC và Bamboo Airways khi tiếp tục chủ động đàm phán với nhiều công ty chuyên bán và cho thuê máy bay khác trên thế giới để mở rộng thêm “thực đơn” đa dạng, phong phú hơn trong các gói dịch vụ bay của khách hàng. 

“Thực đơn” sử dụng thuê mua máy bay “khủng” của Bamboo Airways có gì?  - Ảnh 4
Bên trong khoang của Dreamliner 787-10 với hệ thống đèn led rực rỡ và dãy ghế dài có gắn màn hình giải trí đa năng.

Ở năm đầu tiên, Bamboo Airways dự kiến sẽ hoạt động khoảng 8 -10 tuyến bay với các điểm đến trong nước ưu tiên như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quy Nhơn Nha Trang… nơi mà các hãng hàng không khác vẫn chưa đẩy mạnh để tạo thêm nhu cầu và thuận lợi cho khách hàng. 

Từ năm tiếp theo, các tuyến bay quốc tế sẽ được triển khai kết nối trong nước với khu vực quan trọng ở vùng Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan… Dự kiến đến năm 2023, Bamboo Airways sẽ mở thêm các tuyến bay đường đường xa sang châu Mỹ, châu Âu và châu Phi.

“Thực đơn” sử dụng thuê mua máy bay “khủng” của Bamboo Airways có gì?  - Ảnh 5
Khoang hành khách trên máy bay Dreamliner 787 của một hãng hàng không đang vận hành 

Có thể nhận định rằng: Bamboo Airways đã “ấp ủ” trong 2 năm và tới thời điểm này đã có những bước chuẩn bị sẵn sàng để “mở cửa bầu trời” theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Bamboo Airways có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, được thành lập năm 2017, là công ty thành viên của Tập đoàn FLC, là công ty tiên phong đi theo mô hình hybrid (lai giữa truyền thống và giá rẻ). Khách hàng sẽ được phục vụ những tiện ích như của hàng không truyền thống, nhưng với mức gía nhỉnh hơn hãng giá rẻ LCC.

Bamboo Airways tối đa trải nghiệm người dùng với hạng mức vé Business Class; Economy First, Premium Economy… Diện tích ghế ngồi sẽ được bố trí theo các tiêu chuẩn riêng. Các dịch vụ từ đặt vé, hành lý, ăn uống, giải trí... cũng đang được tính toán tỷ mỷ để bất cứ đối tượng khách hàng nào cũng tìm được sự thoả mãn với những gói giá trị gia tăng phong phú.

 

 


PV

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục