Vàng tăng "điên loạn" thời dịch Covid-19, nhà đầu tư vẫn thua lỗ nặng vì vàng

Từ 49 triệu/lượng vàng được thiết lập hồi cuối tháng 2, sau nửa tháng giá vàng trong nước đã giảm khoảng 3 triệu đồng mỗi lượng, tương đương 6% khiến nhà đầu tư, người mua vàng bất an.

Diễn biến khó lường

Khi thế giới có bất ổn, vàng thường được tìm đến như kênh trú ẩn an toàn. Ảnh hưởng dịch COVID-19 có thể khiến nhà đầu tư lo ngại sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong ngắn hạn. Giá vàng hiện trong tình trạng tăng giảm "điên loạn" khiến nhà nhà đầu bất an.

Vàng tăng "điên loạn" thời dịch Covid-19, nhà đầu tư vẫn thua lỗ nặng vì vàng - Ảnh 1
Giá vàng tăng giảm điên loạn thời gian qua.


Thời điểm đỉnh điểm của giá vàng là ngày 24/2, trong phiên giao dịch buổi chiều giá vàng miếng SJC đã tăng từ mức 47,5 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng - tăng 2,1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng và tăng hơn 3 triệu so với phiên đóng cửa ngày trước đó - mức tăng kỷ lục chưa từng có trong vòng nhiều năm qua.

Đây được xem là mức tăng trong một ngày lớn nhất từ trước tới nay, vượt xa cả các biến động của năm 2011 khi giá vàng phi mã.

Những ngày sau đó, giá vàng liên tục "nhảy nhót" lên xuống tại nhiều phiên khác nhau.

Cập nhật lúc 13h30 ngày 13/3, giá vàng trong nước bất ngờ đảo chiều đi lên, tăng mạnh 400-800 nghìn đồng/lượng so với sáng.

Tại Vàng bạc đá quý Sài Gòng, giá vàng SJC loại 5 chỉ bất ngờ vọt lên 46,1-47,02 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 800 nghìn đồng/lượng so với sáng nay. Mức hiện tại chỉ thấp hơn so với hôm qua 200 nghìn đồng/lượng.

Tại DOJI, giá vàng SJC đang được niêm yết ở mức 46,1-46,6 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 400 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với sáng nay.

Nhiều cửa hàng khác cũng đã dẫn điều chỉnh giá vàng đi lên, trong đó Phú Quý tăng 400 nghìn đồng/lượng lên 45,95-46,60 triệu đồng/lượng, PNJ tăng lên 45,2-46,5 triệu đồng/lượng.

Trước đó, đêm ngày 13/3 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đã bất ngờ lao dốc, mất tới hơn 60 USD/ounce và đóng cửa phiên ở mức 1.575 USD/ounce. Vàng rớt thảm do giới đầu tư ồ ạt bán tháo để rút tiền mặt, bù lỗ vào các tài sản rủi ro khác.

Kéo theo đó, giá vàng trong nước đầu giờ sáng ngày 13/3 lập tức "lao dốc" mạnh.

Cụ thể, giá bán ra tại DOJI lúc 8h30 sáng ngày 13/3 giảm 1,25 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá mua vào còn giảm mạnh tới 1,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng tại các cửa hàng của PNJ cũng giảm 800.000 đồng, mua vào ở mức 45,5 triệu và bán ra ở giá 46,5 triệu/lượng.

SJC sáng ngày 13/3 niêm yết giá vàng miếng khu vực TP.HCM ở mức 45,4 triệu đồng/lượng (mua) và 46,4 triệu đồng/lượng (bán). So với chiều ngày 12/3, giá tại đây đã giảm 1,5 triệu đồng chiều mua và 1,1 triệu mỗi lượng chiều bán. Tương tự, giá bán ra tại Hà Nội sáng 13/3 cũng đã giảm hơn 1 triệu đồng, ở mức 46,42 triệu đồng/lượng.

Trước đó, ngày 12/3 giá vàng trong nước leo cao hơn vàng thế giới 1 triệu đồng/lượng, mua vào ở mức 46,8 - 46,9 triệu đồng/lượng và bán ra từ 47,3 - 47,5 triệu đồng/lượng.

Vàng tăng "điên loạn" thời dịch Covid-19, nhà đầu tư vẫn thua lỗ nặng vì vàng - Ảnh 2
Diễn biến của vàng SJC.


 Nhà đầu tư, người mua vàng bất an?

Tâm lý người Việt, vàng vốn được xem là kênh tích trữ an toàn nhưng liệu thời gian tới giá có đi lên như dự đoán không, hay lại quay đầu sụt giảm?

Còn nhớ thời điểm cuối năm 2011, khi giá vàng lên 49 triệu đồng, nhiều người đã đổ xô mua vàng, sau đó thì giá rớt liên tục và bị lỗ cả chục triệu đồng.

Vàng đã làm nhiều người lao đao khi đã có cuộc lao dốc mạnh, có người lỗ hơn 1 triệu/lượng trong vài ngày qua. Dù giá vàng đã hồi phục nhẹ nhưng so với cùng thời điểm của cuối tuần trước (8/3) giá vàng đã mất khoảng 700.000 đồng/mỗi lượng. Còn so với mức đỉnh 49 triệu/lượng, giá vàng đã mất khoảng 3 triệu đồng mỗi lượng chỉ sau nửa tháng.

Có lẽ, vàng tăng giảm thất thường như này khiến nhiều người xuống tiền mua vàng ở giá cao đang mất ăn mất ngủ.

Hiện tại, giá vàng trong nước tăng giảm khó lường khi chứng kiến thị trường thế giới chưa xác định rõ xu hướng. Mặc dù diễn biến trong thời điểm hiện tại và tương lai gần khó đoán định, nhưng về mặt dài hạn, nhìn chung giá vàng có thể sẽ tăng lên, không ít thì nhiều.

Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM cũng cho rằng, trong bối cảnh giá vàng tăng giảm điên loạn như hiện nay, nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư lớn lẫn người dân đều cần cẩn trọng. Vì trong thực tế, giai đoạn 2011-2012, giá vàng đã lên đỉnh 1.900 USD mỗi ounce nhưng sau đó tụt xuống liên tục khiến nhiều nhà đầu tư vàng trong nước thua lỗ, thậm chí phá sản, đặc biệt là những người vay tiền của người thân, ngân hàng để đầu tư.

Nếu đầu tư vàng, theo ông Tín, phù hợp với các quỹ đầu tư chuyên nghiệp có nguồn lực, kinh nghiệm, đủ chiến lược để trụ được khi giá lên, xuống. Trong danh mục của họ có nhiều sản phẩm, hàng hóa khác nhau để san sẻ rủi ro, thậm chí chờ 6 tháng đến một năm trong chiến lược kinh doanh. Còn nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi giá lên xuống 1-2 triệu đồng đã dễ bị khủng hoảng tinh thần muốn mua bán ngay nên thường nắm phần thua thiệt.

Dù diễn biến giá vàng ở mức độ nào thì nhà đầu tư, người mua vàng cần thận trọng, tránh tâm lý “đám đông” như những biến động tăng vọt của giá vàng trong những ngày cuối tháng 2/2020.

Hà Phương (T/H)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục