Để tín dụng tăng trưởng bền vững

(Kinhdoanhnet) - Mức tăng trưởng tín dụng quý III được dự báo là ấm lên. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia nhận định rằng NHNN vẫn chưa có biện pháp nào thật sự hiệu quả để thúc đẩy tăng tưởng tín dụng.

Mức tăng ì ạch trong 4 tháng đầu năm

Mặc dù tín dụng năm 2012, 2013 đều không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn đặt tham vọng tăng trưởng tín dụng đạt từ 12-14% trong năm 2014. Mặc dù được đánh giá là khó khả thi nhưng theo nhận định của chuyên gia thì mục tiêu này là không quá xa vời với kỳ vọng VAMC sẽ giúp thúc đẩy tín dụng trong năm 2014.

Tuy nhiên trong những tháng đầu năm nay ít ai có thể lạc quan với con số 12-14% khi mà mức tăng tín dụng trong 4 tháng đầu năm chỉ ì ạch ở mức 1,31% so với cuối 2013.

Nhằm kích thích nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp một loạt các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay. Có thể kể đến những cái tên: LienVietPostBank 7%, BIDV, Agribank 8%/năm, Eximbank giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng từ 6%/năm xuống còn 5,7%/năm…Tuy nhiên hiệu quả của việc này không cao.

Thống kê cho thấy hơn 50% các doanh nghiệp không muốn vay vốn tại các ngân hàng thương mại hiện nay do không có nhu cầu mở rộng quy mô và thủ tục vay của ngân hàng phức tạp mất nhiều thời gian. Mặt khác mặc dù thừa tiền nhưng không phải doanh nghiệp nào ngân hàng cũng cho vay nhất là khi nợ xấu của ngân hàng đang ở mức cao như hiện nay.

Ngoài ra nguyên nhân mang tính thời vụ cũng được tính đến khi mà doanh nghiệp chưa có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh. Mặc dù lãi suất cho vay giảm, nhưng những DN kinh doanh hiệu quả hầu như không có nhu cầu vay vốn bởi lợi nhuận biên thu hẹp, khó có khả năng chi trả cho chi phí tài chính.

Liên quan đến gói 30.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các nền kinh tế (NHNN) cho biết, tính đến 20/5, 4.984 lượt người tiếp cận gói tín dụng này với giá trị thành tiền là 4.104 tỷ đồng, tăng tăng 118% so với cuối năm 2013 (Năm ngoái được 2.000 tỷ đồng, nhưng 4 tháng năm nay đã được 4.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,7%).

Để tín dụng tăng trưởng bền vững - Ảnh 1
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng

Tín dụng sẽ ấm lên trong quý III?

Mặc dù mức tăng trưởng tín dung đầu năm khá chậm nhưng theo các chuyên gia nhận định tín dụng đang ấm dần lên từ quý III và sẽ tăng tốc trong các tháng cuối năm.

Những thông tin đến từ hoạt động tín dụng tăng ở một số ngân hàng đang làm ấm lên thị trường tín dụng. Như NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tính đến 31/5, dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 3,16% so với tỷ lệ tăng tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn chỉ là 1,27% so với cuối năm 2013. Trong khi đó, dư nợ cho vay kỳ hạn ngắn có xu hướng giảm nhẹ 0,28% sau khi tăng nhanh vào năm ngoái.

CTCK Vietcombank (VCBS) cũng có mức tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 23/5/2014 chỉ đạt 1,31%.

Riêng ngân hàng SeABank tính đến hết quý II/2014 tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 6% và đạt được một nửa kế hoạch đề ra. Ngoài ra, đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, mỗi tháng, toàn hệ thống của SeABank giải ngân khoảng mấy trăm tỷ đồng.

Mức tăng chưa nhiều triển vọng

Mặc dù mức tăng tín dụng đang ấm lên và có thể tăng tốc trong những tháng cuối năm nhưng nhìn tổng quan thì thấy việc tăng trưởng này không bền vững và Ngân hàng Nhà nước cũng không có nhưng biện pháp nào hiệu quả để nâng cao mức tăng trưởng tín dụng.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu thì các biện pháp hiện nay chỉ mang tính chất đối phó hơn là sự chủ động trong xử lý tình huống.

Việc các ngân hàng hạ mức lãi suất cho vay, hình thành mô hình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, liên kết thí điểm mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tái canh cây cà phê, sản phẩm liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng, tín dụng ưu đãi và bảo hiểm phù hợp với ngư dân… mặc dù mang lại nhưng kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa đủ để vực mức tín dụng của toàn hệ thống. Bằng chứng là mức tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến 22/5/2014 chỉ đạt 1,31% so với cuối năm ngoái.

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, phát triển hoạt động sản xuất, mở rộng quy mô và tạo ra lợi nhuận, từ đó mới kích thích doanh nghiệp vay vốn và tăng trưởng tín dụng mới phát triển chứ không chỉ đơn giản là hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên việc hạ lãi suất như thời gian qua là hợp lý và nếu có thể, thời gian tới nên giảm thêm 0,5-1% nữa thì càng tốt để kích cầu vốn.

Một trong những tồn tại hiện nay, đó là tổng cầu của nền kinh tế rất yếu. Do đó, vấn đề đặt ra là Chính phủ cần có các giải pháp làm tăng tổng cầu, mà một trong số đó là tăng đầu tư công, đồng thời phải làm sao giúp các DN tiếp cận được vốn", Ts. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội nói.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất tiêu dùng đang là một hướng đi đúng đắn để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bền vững. Tuy nhiên, giải pháp cần phải được chủ động với tình huống chứ không phải mang tính chất "chữa cháy" như hiện nay.

Việc tìm đầu ra cho các sản phẩm của nông dân, không để cho các sản phẩm này bị bán với giá rẻ mạt không bù nổi chi phí hay nhắm tới nhu cầu thật của người dân về vấn đề nhà ở trong gói 30000 tỷ là những việc cần phải làm khi thực hiện những chính sách nhằm tăng trưởng tín dụng.

Để làm được điều này chính phủ phải có những chính sách hỗ trợ thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về các thủ tục hành chính và tài sản cố chấp…giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với vốn của ngân hàng.

Chỉ khi nào doanh nghiệp phát triển khỏe mạnh thì nền kinh tế mới khôi phục, mức tăng trưởng tín dụng mới thực sự ổn định và bền vững

 NQ (Tổng Hợp)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục