Mất gần 20 triệu đồng trong tài khoản ATM: VPBank khẳng định cũng là bị hại

Liên quan đến sự việc một khách hàng sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bị mất gần 20 triệu đồng trong tài khoản mặc dù không có giao dịch. Ngày 3/7, một đại diện ngân hàng này đã có thông tin phản hồi.

Theo đó, vị này cho hay, với vụ việc khách hàng Hastie Gonzalez Brizaida, VPBank đã nhận được thông tin phản ánh của khách hàng vào ngày 9/6/2017 và đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp xử lý nhằm bảo vệ cao nhất cho quyền lợi của khách hàng. Việc cán bộ VPBank tư vấn khách hàng báo cáo vụ việc tới các cơ quan chức năng, điều này cũng chính là một trong các biện pháp hỗ trợ khách hàng thực hiện quyền và lợi ích công dân của mình.

Điều này không có nghĩa VPBank không thực hiện trách nhiệm báo cáo các cơ quan chức năng của mình, bởi nếu giao dịch được thực hiện dưới dạng một hành vi gian lận thì VPBank cũng là 1 trong các bên bị hại. Với tôn chỉ luôn luôn bảo vệ cao nhất cho  quyền lợi của Khách hàng, VPBank đã thực hiện chia sẻ rủi ro với Khách hàng bằng cách thực hiện tạm bồi hoàn các thiệt hại của Khách hàng, trong thời gian hai bên cùng chờ cơ quan điều tra ra kết luận chính thức về vụ việc.

Trước đó, theo phản ánh của chị Hastie Gonzalez Brizaida, (SN 1984, quốc tịch Cu Ba, hiện đang sinh sống tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội), vào khoảng hơn 15h14 chiều 9/6, chị giật mình nhận được nhiều thông báo tài khoản từ thẻ ATM của mình gửi về qua điện thoại có thực hiện giao dịch rút tiền 5 triệu đồng tại Cinema Tân Sơn Nhất (TP HCM). Ít phút sau, chị phát hiện thêm 3 thông báo đã giao dịch rút tiền từ thẻ ATM nữa báo về điện thoại của mình (2 lần giao dịch 5 triệu đồng và 1 lần 4 triệu đồng) với 4 lần giao dịch tổng cộng 19 triệu đồng.

Mất gần 20 triệu đồng trong tài khoản ATM: VPBank khẳng định cũng là bị hại - Ảnh 1
Thông tin giao dịch rút tiền liên tục được gửi về điện thoại của chị Brizaida

Ngày 21/6/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 4893/NHNN-TT yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam triển khai các công việc sau để đảm bảo an ninh, an toàn ATM.

Theo đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trang bị ATM: Khẩn trương rà soát việc cài đặt phần mềm, lắp đặt thiết bị chống sao chép, trộm cắp thông tin thẻ đối với toàn bộ hệ thống ATM của mình; Khi phát hiện các thiết bị lạ dùng để lắp cắp thông tin khách hàng được gắn vào máy ATM, cần giữ nguyên hiện trạng và báo cáo ngay cho Lãnh đạo đơn vị cũng như cơ quan Công an để phối hợp xử lý; Giám sát chặt chẽ các giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian từ 23h00-01h00 do các đối tượng phạm tội tận dụng hạn mức rút tiền hai ngày để giảm thiểu rủi ro ho khách hàng và ngân hàng; Có biện pháp hướng dẫn khách hàng cách nhận biết các thiết bị sao chép, trộm cắp thông tin thẻ được gắn vào ATM và cách thức ứng xử khi phát hiện các trường hợp này.

Theo Hà Ly/Thương trường

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục