Nhà băng nào đã về đích trước thời hạn trong "cuộc đua" Basel 2

Có 17 ngân hàng thương mại đã đăng ký áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn. Vậy những nhà băng nào đã được cấp “giấy chứng nhận” áp dụng Basel 2?

Tại thị trường ngân hàng Việt Nam, từ năm 2017 trở về trước, khái niệm Basel 2 còn khá xa lạ, nhưng từ cuối năm 2018 đến nay nó đã trở nên quen thuộc hơn với thị trường. Bởi khoảng 6 năm trước đây, NHNN đã giao cho 10 ngân hàng áp dụng thí điểm Basel 2 về an toàn vốn (quan trọng thứ nhất của Basel 2).

Sau đó, đến cuối năm 2016 được cụ thể hóa tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN. Từ ngày 1/1/2020, các ngân hàng phải tuân thủ tiêu chuẩn Basel 2. Mười cái tên được chọn để thí điểm là những ngân hàng lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, Maritime Bank (MSB) và VPBank.

Nhà băng nào đã về đích trước thời hạn trong "cuộc đua" Basel 2 - Ảnh 1

Ngân hàng nối đuôi nhau đạt chuẩn Basel 2 trước thời hạn

Để áp dụng Basel 2, các ngân hàng buộc phải tăng cường đầu tư cả về nhân lực, công nghệ lẫn chi phí vận hành để chuẩn hóa về quản trị rủi ro theo đúng chuẩn quốc tế.

Đến tháng 11/2018, Vietcombank và VIB là hai ngân hàng đầu tiên trong danh sách những nhà băng được lựa chọn đã được NHNN chấp thuận áp dụng thông tư 41 sớm. Một ngân hàng không nằm trong diện thí điểm đạt được Basel 2 là Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Vào tháng 4/2019, có thêm 5 ngân hàng là ACB, VPBank, MB và TPBank được chấp thuận cho áp dụng Basel 2 sớm. Tháng 6/2019 tiếp tục có Techcombank, MSB lọt vào danh sách được chấp thuận áp dụng sớm. Tháng 9/2019 thêm HDBank và Shinhan Bank được NHNN chấp thuận cho áp dụng Basel 2 sớm.

Gần đây nhất, đã có thêm ngân hàng VietCapital Bank và Seabank được áp dụng Basel 2 trước thời hạn.

Như vậy đến thời điểm này, đã có 13 trong số 17 ngân hàng chạm đến Basel 2, trong đó có 7/10 ngân hàng được chọn ban đầu.

Được biết, trong số 10 ngân hàng thí điểm, cuối năm 2018 Sacombank đã xin rút khỏi danh sách tức là không áp dụng sớm nữa mà sẽ áp dụng theo đúng lộ trình của Thông tư 41 là năm 2020.

Ngân hàng không đúng hạn, nguy cơ bị “trừng phạt”

Theo tiêu chuẩn Basel 2, các ngân hàng phải thực hiện được 3 trụ cột chính là hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 8%, giám sát của cơ quan quản lý và công bố thông tin trong quản trị ngân hàng. Vì thế, đây được xem là khó khăn rất lớn của ngành ngân hàng.

Hiện nay, một số ngân hàng đang trong quá trình kiểm soát đặc biệt và gặp khó khăn trong việc tăng vốn, nên khả năng thực hiện đúng lộ trình Basel 2 sẽ còn vướng khó khăn.

Do đó, khi sửa đổi Thông tư 36, NHNN đã bổ sung điều khoản của Thông tư 41 cho phép các ngân hàng có thêm thời gian thực hiện Thông tư 41.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các ngân hàng còn lại được giãn hay hoãn mà sẽ có những điều khoản chặt chẽ, yêu cầu quy định về hệ số rủi ro cao hơn. Đồng thời, hoạt động thanh tra giám sát đối với các thành viên này cũng sẽ chặt chẽ hơn nhiều.

Theo bà Trần Thị Thu Hằng, đại diện Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng của NHNN cho biết: “Đây được coi như biện pháp trừng phạt đối với các nhà băng không thực hiện được đúng lộ trình”.

Hà Phương

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục