SCB trích hơn 90% lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, VietABank chốt phương án tăng vốn sau 4 năm lỡ hẹn

Tuần qua, VietABank chốt phương án tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng sau nhiều năm lỡ hẹn tăng vốn. Đáng chú ý, lợi nhuận cả năm 2019 của ngân hàng SCB chỉ đạt 224 tỷ đồng, thấp hơn với mức đạt được trong 9 tháng đầu năm 2019.

Sau nhiều năm lỡ hẹn tăng vốn, VietABank chốt phương án tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng

SCB trích hơn 90% lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, VietABank chốt phương án tăng vốn sau 4 năm lỡ hẹn - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Tạp chí Nhà đầu tư đưa tin, ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 3.098 tỷ đồng lên gần 5.005 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

VietABank dự kiến chào bán ra cổ đông hiện hữu gần 150,5 triệu cổ phiếu với mức giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá chào bán được xác định theo giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2018 là 12.099 đồng/cổ phiếu trên BCTC hợp nhất kiểm toán 2018.

Thời gian phát hành dự kiến do HĐQT VietABank quyết định sau khi được NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận phương án phát hành.

Phương án này đã được cổ đông VietABank thông qua tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019. Theo đó, ngân hàng dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thêm gần 1.505 tỷ đồng, trong đó 35 tỷ đồng để mở rộng thị phần, 55 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn mua sắm, sửa chữa tài sản và gần 1.415 tỷ đồng để tăng cường năng lực tài chính cho hoạt động kinh doanh. Thời gian dự kiến hoàn thành tăng vốn điều lệ là quý III/2019.

VietABank cho biết phương án tăng vốn điều lệ lên 4.200 tỷ đồng trong năm 2018 không thực hiện được do một số yếu tố khách quan. Như vậy, ngân hàng đã lỡ kế hoạch tăng vốn 4 năm liên tục kể từ năm 2016 và năm 2020 là năm thứ 5 liên tiếp ngân hàng xin tăng vốn điều lệ.

Theo BCTC năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 302 tỷ đồng, gấp 2 lần năm trước, đạt 107% kế hoạch năm 2019. Lũy kế cả năm, ngân hàng lỗ hơn 13 tỷ đồng tại hoạt động dịch vụ, nhưng hầu hết hoạt động kinh doanh khác đều ghi nhận lãi.

SCB đã lỗ 34 tỷ đồng trong quý 4/2019?

Tờ VietNam Daily có đưa tin, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 với thu nhập lãi thuần tăng gần 39% lên mức 4.029 tỷ đồng. Thế nhưng, báo cáo tài chính quý 4 không được công bố.

SCB trích hơn 90% lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, VietABank chốt phương án tăng vốn sau 4 năm lỡ hẹn - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Theo đó, tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 567.894 tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 30,4% đạt 1.694 tỷ đồng. Lãi từ mua bán ngoại hối đạt 69 tỷ, lãi từ mua bán chứng khoán đạt hơn 454 tỷ. Tuy nhiên, lãi từ hoạt động khác chỉ đạt 1.150 tỷ, giảm 39%.

Năm qua, SCB trích 2.371 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng nhẹ gần 10% so năm trước. Do đó, SCB chỉ đạt 174,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, sụt giảm gần 1% so với năm 2018.

Đáng nói, trước đó, 9 tháng 2019, SCB báo lãi ròng tới gần 209 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, nhưng kết quả cả năm lại thấp hơn con số 9 tháng. Như vậy, riêng trong quý 4/2019, khả năng SCB đã phải chịu lỗ ròng hơn 34 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, nợ xấu nội bảng của SCB ở mức 1.644 tỷ đồng, tăng 30% sau một năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ cho vay theo đó tăng từ 0,42% lên 0,49%.

Nợ xấu ngoại bảng tại VAMC của SCB cũng tăng năm thứ 3 liên tiếp, lên mức 24.844 tỷ đồng. Lãi dự thu cuối năm 2019 ở mức 52.913 tỷ đồng, tăng 10% sau một năm và cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại xét về quy mô. Các khoản phải thu cũng tăng tới 30% lên đến 80.911 tỷ đồng.

Giữa đại dịch Covid-19, 35.000 nhân viên HSBC trên toàn cầu sắp sửa thất nghiệp

SCB trích hơn 90% lợi nhuận cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, VietABank chốt phương án tăng vốn sau 4 năm lỡ hẹn - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Theo Đời sống và pháp luật đưa tin, Ngân hàng đầu tư đa quốc gia HSBC đã xác nhận với CNN, số lượng nhân viên của nhà băng này dự kiến giảm từ 235.000 xuống còn 200.000 người trong ba năm tới. Mức cắt giảm này tương đương với khoảng 15% nhân sự của HSBC trên toàn cầu.

Đợt cắt giảm này được giới chuyên gia đánh giá là lớn hơn dự đoán, vốn chỉ là 10.000 người. HSCB cho biết, sẽ duy trì cổ tức nhưng nói thêm rằng sẽ cắt giảm các đơn vị bán hàng và nghiên cứu ở châu Âu, chuyển thêm các nguồn lực từ Anh sang châu Á. Đồng thời, họ cũng có kế hoạch gộp nhiều bộ phận trên toàn cầu để tiết kiệm ngân sách.

HSBC sẽ tổ chức lại đội ngũ ở châu Á và Trung Đông. Đây là những thị trường mới nổi mà HSBC có kế hoạch đưa nhiều nguồn lực vào hơn và xây dựng vị thế.

HSBC đang hoạt động tại hơn 50 quốc gia nhưng khu vực châu Á đóng một nửa doanh thu cho nhà băng này. Nhà băng này cảnh báo, dịch Covid-19 gây gián đoạn kinh tế ở Trung Quốc và Hong Kong sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của HSBC năm nay. Đồng thời, dịch bệnh cũng làm gián đoạn hoạt động của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp của HSBC.dịch bệnh cũng làm gián đoạn hoạt động của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp của HSBC.

Hà Phương (t/h)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục