Tiếp bài: Dự án kênh mương hóa chậm tiến độ “bức tử” sông Lừ: Lãnh đạo Ban QLDA Thoát nước Hà Nội “đổ” trách nhiệm xuống GPMB?

(Kinhdoanhnet)- Liên quan đến dự án cải tạo kênh mương thoát nước và đường công vụ dọc sông Lừ chậm tiến độ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, PGĐ ban QLDA Thoát nước Hà Nội thoái thác: “Trách nhiệm này thuộc về GPMB”?

Ở số báo trước, báo điện tử Kinh doanh và Pháp luật có bài phản ánh về tình trạng Dự án kênh mương hóa chậm tiến độ “bức tử” sông Lừ (do ban QLDA thoát nước Hà Nội làm chủ đầu tư) dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, đoạn đường hàng trăm mét từ đầu cầu Trung Tự đến cầu Đông Tác thuộc địa bàn phường Kim Liên khói bụi mù mịt, vật liệu xây dựng được tập kết ngổn ngang ở dọc hai bờ sông. Nhiều lều, lán làm nơi tập kết xi măng, sắt thép và các nguyên vật liệu xây dựng mọc lên. Rác thải xây dựng từ công trình cải tạo nhà ở và đất đá trong quá trình thi công dự án được chủ đầu tư là ban QLDA Thoát nước Hà Nộị vứt thẳng ra lòng đường, lòng kênh. Thực trạng trên đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Tiếp bài: Dự án kênh mương hóa chậm tiến độ “bức tử” sông Lừ: Lãnh đạo Ban QLDA Thoát nước Hà Nội “đổ” trách nhiệm xuống GPMB? - Ảnh 1
Tiếp bài: Dự án kênh mương hóa chậm tiến độ “bức tử” sông Lừ: Lãnh đạo Ban QLDA Thoát nước Hà Nội “đổ” trách nhiệm xuống GPMB? - Ảnh 2
Dự án kênh mương hoá chậm tiến độ ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho người dân

Bà Nguyễn Thị Lành, một hộ dân sống dọc con kênh Lừ, nơi có công trình cải tạo đi qua chia sẻ: “Gia đình tôi sống ngay ngoài mặt đường, nên việc sinh hoạt của gia đình khổ sở vô cùng. Vào những hôm trời nắng phải đóng kín cửa vì không thể chịu nổi bụi và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ nước thải dưới lòng kênh…”.

“Kể từ khi triển khai dự án cải tạo kênh mương thoát nước và đường công vụ dọc sông Lừ, tình hình sinh hoạt của người dân gặp vô vàn khó khăn. Trên công trường thi công ngổn ngang cát đá, bùn đất được chủ đầu từ dự án tập kết ngay trên mặt đường, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng”, bà Lành bức xúc.

Trao đổi với phóng viên về tình trạng dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc ban BQLD Thoát Nước Hà Nội cho biết: “Việc đơn vị thi công đào cống và đổ đất sang bên cạnh là có. Những khối phế thải khổng lồ ngổn ngang chạy dọc hai bờ kênh chủ yếu do các hộ dân cạnh đó sau khi phá dỡ (hoặc nhờ đơn vị thi công phá dỡ), do đường đất nhỏ hẹp, không thuận tiện trong việc di chuyển phế thải nên đổ luôn ra trước mặt”.

Tiếp bài: Dự án kênh mương hóa chậm tiến độ “bức tử” sông Lừ: Lãnh đạo Ban QLDA Thoát nước Hà Nội “đổ” trách nhiệm xuống GPMB? - Ảnh 3
ông Nguyễn Mạnh Hùng: "Dự án hiện nay đang bị chậm tiến độ"

Cũng theo ông Hùng: “Về mặt nguyên tắc, theo Luật Xây dựng phải thực hiện GPMB xong xuôi sau đó mới đi vào thi công. Tuy nhiên, nếu làm thế, tiến độ của dự án bị phụ thuộc nhiều vào công tác GPMB. Trên thực tế dự án này, nếu chờ GPMB xong mới đi vào thi công thì không biết đến bao giờ. Do vậy, để đảm bảo tiến độ dự án, chúng tôi vừa thi công, vừa thúc giục công tác GPMB”.

“Do khó khăn trong GPMB, các hộ dân bàn giao theo tiến độ là chậm. Nhiều đoạn bàn giao quá ngắn, không đủ cho máy móc vào thi công, hoặc vướng nhà dân không vận hành được thiết bị. Về phía ban QLDA Thoát nước cũng đã nhiều lần thúc giục bên GPMB, hầu hết các quận đều cam kết cơ bản giải phóng xong trong quý 3 năm 2014. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án đã chậm tiến độ nhưng công tác GPMB thì lại ì ạch”, ông Hùng cho hay.

Cũng theo vị Phó giám đốc ban QLDA Thoát nước Hà Nội: “Dự án có tổng mức đầu tư hơn 9 nghìn tỷ từ nguồn vốn vay ODA. Trong đó, vốn xây lắp khoảng 6 nghìn tỷ, GPMB hơn 3 nghìn tỷ”.

Báo điện tử Kinh doanh và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Duy Cường

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục