Đầu tư nhiều tàu hiện đại cho kiểm ngư

(Kinhdoanhnet) - Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng kiểm ngư sẽ có thêm các tàu kiểm ngư hiện đại hơn phục vụ nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hỗ trợ đắc lực ngư dân và các hoạt động bảo ệ chủ quyền của đất nước.

Hội nghị đánh giá kết quả công tác tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của lực lượng kiểm ngư trong thời gian Trung Quốc hạ, đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển của Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư, Nguyễn Văn Trung cho biết, trong thời gian tới, các lực lượng kiểm ngư cần tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ chiến sỹ để chủ động ứng phó với tình hình trên biển Đông cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, động viên, khuyến khích, ngư dân duy trì hoạt động khai thác bình thường trên ngư trường truyền thống.

Đánh giá cao tinh thần chiến đấu can đảm quyết liệt của kiểm ngư, trong đó các kiểm ngư viên bị thương vẫn ở lại thực địa, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám không quên nhắc nhở cần tiếp tục củng cố lực lượng để sẵn sàng ứng phó với các diễn biến mới trên biển.

Thời gian tới lực lượng kiểm ngư sẽ có nhiều tàu mới
Thời gian tới lực lượng kiểm ngư sẽ có nhiều tàu mới

"Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Họ không chỉ đặt giàn khoan trái phép mà sẽ còn nhiều động thái khác", Thứ trưởng Tám nói và yêu cầu lực lượng kiểm ngư nâng cao cảnh giác và sẵn sàng tham gia cùng các lực lượng khác, hỗ trợ ngư dân sản xuất bám biển và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Thứ trưởng Tám cũng yêu cầu kiểm ngư cần tăng cường đóng mới các tàu đúng tiến độ để đi vào hoạt động phục vụ điều tra, kiểm soát hỗ trợ ngư dân và các hoạt động bảo vệ chủ quyền đất nước. Trước đó, hồi tháng 6 và 7, hai tàu hiện đại KN-782 và KN-781 đã được bàn giao cho lực lượng kiểm ngư.

Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ngày 2/5. Sau đó, nước này liên tục tăng số tàu bảo vệ gồm tàu quân sự, hải cảnh, hải giám, hải tuần, ngư chính… để bảo vệ giàn khoan và tấn công các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi trên biển. Ngày 27/5 giàn khoan được di chuyển đến vị trí mới và Trung Quốc tiếp tục thực hiện nhiều hành động hung hăng hơn. Ngày 15/7, Trung Quốc bắt đầu di chuyển giàn khoan và các tàu bảo vệ khỏi vùng biển Việt Nam.

Từ tháng 9-2013 SBIC đã chủ động xin ý kiến và được Bộ GTVT đồng ý cho SBIC sử dụng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ để triển khai thí điểm đóng sáu tàu đánh cá vỏ thép cho ngư dân ở hai tỉnh Nam Định và Quảng Ngãi.

Cả sáu tàu cá vỏ thép này đều là loại 600-900 mã lực, là loại tàu lưới rê, lưới vây và lưới kéo. Theo thiết kế, các tàu này có thể hoạt động trên biển xa từ ba tuần tới hai tháng, tùy vào từng loại tàu.

Cũng theo ông Minh, ngoài ba loại tàu kể trên, các công ty thành viên của SBIC cũng đã thiết kế thêm ba loại tàu cá vỏ thép cỡ lớn nữa là tàu câu cá ngừ, tàu chụp mực và tàu dịch vụ hậu cần nghề cá.

Với sáu chiếc tàu thí điểm, chi phí để đóng mới một tàu cỡ 5-7 tỉ đồng tùy mã lực, tùy loại (chưa kể ngư cụ, thường bằng 20% tổng giá trị con tàu).

Khánh Linh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục