Vụ Cty Đại Quang Maika thua kiện, phải trả lại mặt bằng: Cần nhanh chóng thi hành án

(KDPL) - Dù vụ việc đã được TANDTC tại TP. HCM xử phiên phúc thẩm ngày 7.9.2015, công nhận số tài sản cho Cty TNHH May Maika của ông Hàn Khải Trí (người thừa kế hợp pháp của ông Hàn Phúc Sinh). Bản án buộc Cty Đại Quang Maika và ông Kim Heung Soo phải tháo dỡ toàn bộ máy móc nhà xưởng, trả lại phần đất 7.430m2 cho Cty TNHH May Maika. Tuy nhiên cho đến nay, vụ việc vẫn chưa được thi hành án với lý do mà Cục thi hành án dân sự TP. HCM đưa ra là “có tính đến hậu quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài tại VN, cùng với quyền lợi của người lao động đang làm việc tại Cty Đại Quang Maika”.

Trong khi mọi việc đúng sai của vụ án đã được TANDTC tại TP. HCM xét xử, thay vì việc phải chấp nhận bởi mọi giấy tờ bằng chứng đều đã làm rõ được đất đai tại khu nhà xưởng là của Cty TNHH May Maika do ông Hàn Phúc Sinh và bà Dương Thị Mai Khanh làm chủ (ông Hàn Khải Trí thừa kế). Thì thay vì phải di dời máy móc nhà xưởng, trả lại mặt bằng cho chủ sở hữu đất thì Ông Kim Heung Soo lại bắt đầu quay sang "kể công" "kể khổ".

Thậm chí những người không hề liên quan đến vụ việc là hơn 600 công nhân đang làm việc tại cty Đại Quang Maika cũng được ông Kim Heung Soo lấy ra để “ca” bài ca số phận, mất việc làm để kêu gọi các cơ quan chức năng, thậm chí là Đại sứ quán Hàn Quốc tại VN, Tổng Lãnh sự Quán Hàn Quốc tại TPHCM, Hiệp hội Thương mại - Công nghiệp Hàn Quốc tại TPHCM vào cuộc để giữ lại mảnh đất vốn không thuộc về mình.

Trên các cơ quan ngôn luận, ông Kim Heung Soo kể về quá trình lập nghiệp và việc ông làm cầu nối cho các doanh nhân xứ Kim Chi sang TPHCM cùng tìm kiếm cơ hội đầu tư, trở thành một đường dây giao thương qua lại giữa Seoul và Sài Gòn thời bấy giờ. Không hiểu ông Kim Heung Soo nhắc đến “công lao” này để kêu gọi sự đồng tình hay “kể công”?. Chỉ biết rằng, ở đây trên phương diện luật pháp, việc ông Kim đề cập đến những vấn đề này không hề liên quan đến vụ việc.

Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà đất của ông Hàn Phúc Sinh và bà Dương Thị Mai Khanh. Chứng minh 2 ông bà là chủ của mảnh đất mà hiện nay cty Đại Quang Maika đang sử dụng.

Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà đất của ông Hàn Phúc Sinh và bà Dương Thị Mai Khanh. Chứng minh 2 ông bà là chủ của mảnh đất mà hiện nay cty Đại Quang Maika đang sử dụng.

Bên cạnh đó, mặc dù đã có đơn xin thi hành án của phía công ty TNNH May Maika, nhưng đến nay án vẫn chưa được thi hành vì phía Cục thi hành án dân sự TP. HCM cũng có nêu 1 số lý do. Trong đó có nhấn mạnh: “Thực hiện thi hành án theo Bản án số 30 có tính đến hậu quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài tại VN, cùng với quyền lợi của người lao động đang làm việc tại Cty Đại Quang?”.

Như vậy, phải chăng chỉ vì lo lắng đến những lý do này mà phía Cục thi hành án “bỏ ngỏ” vụ án cho đến nay, liệu có hợp lý cho một cơ quan thi hành pháp luật?. Trong khi đó, chủ sở hữu mảnh đất – tức Cty May Maika - cũng là doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề và việc lấy lại mặt bằng cũng là để mở rộng sản xuất. Như vậy nguy cơ thất nghiệp của hơn 600 công nhân có tay nghề, kinh nghiệm là điều khó có thể xảy ra.

Hơn nữa, vì việc thi hành án chậm, lấy nước mắt của ông Kim Heung Soo mà phía Cty May Maika cũng đã gặp phải hàng loạt khó khăn trong kinh doanh. Bởi hành động của ông Kim Heung Soo đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Cty TNHH May Maika trên thương trường.

Bởi trong suốt thời gian tranh tụng, DN May Maika đã mất rất nhiều hợp đồng kinh tế do uy tín bị giảm sút nghiệm trọng, các khách hàng hiện tại cũng giảm bớt lượng đơn hàng vì thị phi, nếu tiếp tục kéo dài vụ việc có khả năng dẫn đến nguy cơ phải đóng cửa nhà máy do liên tiếp thua lỗ hằng tỷ đồng và sẽ kéo theo hệ lụy mất việc làm của hơn 700 công nhân viên hiện đang làm việc tại xí nghiệp may này. Hiên nay phía Cty May Maika cũng đã gửi đơn kiến nghị đến Các cơ quan chức năng TW nhằm xin chỉ đạo cho thi hành bản án trong thời gian sớm.

Việc một số cơ quan đưa ra các quan điểm không hề đúng với tình hình thực tế vụ việc. Vì theo các tài liệu, chứng cứ cũng như lời khai của hai phía nguyên đơn và bị đơn cho thấy, tòa đã chỉ rõ: Ngày 11/9/1993, ông Hàn Phúc Sinh ký hợp đồng cho thuê nhà xưởng với Cty TNHH TM Dea Kwang (với điều kiện cty Dea Kwang được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam, đủ điều kiện đó thì hợp đồng mới có hiệu lực). Ngày 19/1/1994, vợ chồng ông Sinh được cấp giấy CNQSDĐ nên ngày 21/01/1994, hai bên mới ký hợp đồng liên doanh. Ngày 26/3/1994, Liên doanh được cấp giấy phép đầu tư. Như vậy, hai hợp đồng thuê nhà xưởng và hợp đồng liên doanh có mối quan hệ ràng buộc nhau về pháp lý.

Theo Hợp đồng thuê nhà xưởng nếu thanh toán nhiều lần thì những năm sau phải tăng giá 15%, do đó hai bên đã chọn hình thức thanh toán 1 lần là 412.802USD. Đây là số tiền tương đương với giá thuê theo hợp đồng với diện tích 2.139,1m2 nhà xưởng trong thời hạn 20 năm.

Về hợp đồng liên doanh, cty Dea Kwang và DNTN May Maika ký liên doanh cho ra đời công ty có tên gọi: Cty TNHH Đại Quang Maika. Công ty này được UBNN về hợp tác đầu tư cấp giấy phép số 830/GP ngày 26/3/1994 với thời gian hoạt động là 20 năm. Theo đó, bên nước ngoài góp vốn 70% bằng 800.000USD. DNTN May Maika góp 30%, tương đương 350.000USD bằng giá trị nhà xưởng, công trình xây dựng hiện có.

Thêm vào đó, việc mua bán đất đai, giao dịch thanh toán, xin cấp Giấy CNQSDĐ và QSDNO lúc bấy giờ đều do ông Sinh và bà Mai tham gia thực hiện. Pháp luật Việt Nam trong giai đoạn này cũng không cho phép người nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Mọi hành vi đứng tên dùm để mua nhà đất cho người hoặc doanh nghiệp nước ngoài đều là bất hợp pháp. Xét các yếu tố trên, năm 2014 khi hợp đồng liên doanh kết thúc, DNTN May Maika – chủ tài sản đất và khung nhà xưởng - có quyền yêu cầu Cty TNHH Đại Quang Maika di dời máy móc thiết bị, trả lại cho Cty May Maika khung nhà xưởng đã cho Đại Quang Maika thuê là hoàn toàn có cơ sở và đúng với pháp luật.

Nhóm PVPL

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục