Thanh tra Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận bản báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

(KDPL) - Tại số báo 36 ra ngày 22/7/2015 và số 38 ra ngày 29/7/2015, Báo KD&PL đăng bài "Tại sao Đảng ủy và lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt thoát lý trách nhiệm?" và bài: "Đảng ủy và lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc". Nội dung 2 bài viết nói trên đã tạo sự hiệu ứng của dư luận xã hội cũng như của đông đảo các cổ đông Công ty Viễn thông tín hiệu Đường sắt. Họ mong mỏi và kiến nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải có trách nhiệm trong việc chỉ đạo làm rõ các bê bối đã và đang diễn ra ở doanh nghiệp này.

Sau loạt bài đăng trên báo Kinh doanh & Pháp luật về những bê bối xẩy ra ở Công ty Cổ phần Viễn thông tín hiệu Đường sắt khiến những hoạt động sản xuất - kinh doanh ở doanh nghiệp này đang trên đà tụt dốc thê thảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chinh và nguồn vốn của Nhà nước và các cổ đông trong công ty. Đây cũng là lý do chính đáng mà một số thành viên trong Hội đồng quản trị và nguyên Thành viên HĐQT cùng các cổ đông trong công ty phải lên tiếng và tìm đến các cơ quan báo chí. Đặc biệt là tại số báo 36 ra ngày 22/7/2015 và số 38 ra ngày 29/7/2015, Báo KD&PL đăng bài "Tại sao Đảng ủy và lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt thoát lý trách nhiệm?" và bài: "Đảng ủy và lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc". Nội dung 2 bài viết nói trên đã tạo sự hiệu ứng của dư luận xã hội cũng như của đông đảo các cổ đông Công ty Viễn thông tín hiệu Đường sắt. Họ mong mỏi và kiến nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phải có trách nhiệm trong việc chỉ đạo làm rõ các bê bối đã và đang diễn ra ở doanh nghiệp này.

Rất mong và thật cảm kích và rất hoan nghênh là trong văn bản trả lời của Đảng ủy Tổng Công ty Đường sắt gửi Báo Kinh doanh và Pháp luật rất mờ nhạt và mang tính bao biện thì mới đây bằng văn bản số 1463/TTr-P4 ngày 25/9/2015 do ông Lê Thanh Hà, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải ký gửi Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đồng gửi Báo Kinh doanh & Pháp luật về việc "đôn đốc khẩn trương giải quyết thông tin báo nêu:

Tiếp tục truyền tải thông tin đến bạn đọc, tại số báo này chúng tôi xin trích đăng nội dung văn bản của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải viết: "Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng ngày 04/8/2015, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 1171/TTr-P4 ngày 06/8/2015 chuyển nội dung thông tin Báo Kinh doanh & Pháp luật nêu trên đến Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời Báo Kinh doanh & Pháp luật theo quy định.

Ngày 20/8/2015, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải nhận được văn bản số 2343/ĐS-KSNB ngày 18/8/2015 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam với nội dung: "Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là cổ đông chiếm tỷ lệ vốn Nhà nước quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì mọi việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty do Hội đồng quản trị công ty và Đại hội đồng cổ đông quyết định. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước của Tổng Công ty thông qua việc giám sát và phát triển vốn". Vì vậy, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam không thụ lý giải quyết nội dung Báo Kinh doanh & Pháp luật nêu.

Thanh  tra Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận bản báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - Ảnh 1

Thanh  tra Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận bản báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - Ảnh 2
Công văn thanh  tra Bộ Giao thông vận tải gửi Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam

Căn cứ vào nội dung báo nêu:

- Nội dung báo cáo giải trình của ông Đoàn Văn Lâm về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị là không đúng, Công ty Cổ phần Viễn thông tín hiệu đường sắt đang lâm vào cảnh nợ nần thê thảm, tổng dư nợ 63.852.954.870đ lớn hơn năm (05) lần vốn điều lệ.

- Ông Đoàn Văn Lâm ký nhiều phiếu chi, cho vay không rõ mục đích, tạo nên khoản nợ kếch sù của Công ty (có số liệu kèm theo).

Nội dung Báo nêu có dẫn chứng cụ thể, nội dung rõ ràng, có cơ sở để xác minh.

Việc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam viện dẫn căn cứ Luật Doanh nghiệp không xem xét giải quyết là không đúng, hiện nay ông Đoàn Văn Lâm là người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý bị tố cáo, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền xác minh nội dung tố cáo.

Thanh tra Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận báo cáo số 2343/ĐS-KSNB ngày 18/8/2015 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Thanh tra Bộ yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương xem xét thụ lý giải quyết nội dung báo nêu theo đúng trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo, nhằm bảo toàn phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan công an xử lý theo quy định, ngược lại nếu người tố cáo không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhận được văn bản này, đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giao thông vận tải (qua Phòng Thanh tra 4, Thanh tra Bộ GTVT, địa chỉ 80 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước ngày 30/10/2015 để Thanh tra Bộ tổng hợp báo cáo Bộ trưởng).

Trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc, liên hệ đồng chí Dương Văn Thủy - Trưởng phòng Thanh tra4, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, số điện thoại: 0913372352 để được hướng dẫn giải quyết"

Báo Kinh doanh & Pháp luật tiếp tục cử phóng viên theo dõi diễn tiến vụ việc để thông tin đến bạn đọc

BBĐ

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục