Đức đã sẵn sàng cho kịch bản Hy Lạp "chia tay" Hy Lạp rời Eurozone, Eurozone?

(Kinhdoanhnet) - Sau những nỗ lực để giữ Hy Lạp ở lại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), song vào lúc này, Thủ tướng Đức Angela Merkel biết rằng nỗ lực đó là vô ích.

Kết thúc cuộc đàm phán với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào lúc 0 giờ 20 phút sáng 11/6 ở Brussels (Bỉ), Thủ tướng Đức Angela Merkel không muốn nghĩ tới một thực tế rằng việc Hy Lạp phá sản là điều khó tránh khỏi.

Theo các nguồn thạo tin, những thông tin đang được bàn luận ở Berlin là việc Hy Lạp sẽ phải rời khỏi mái nhà Eurozone sau 11 năm gắn bó.

Đức đã sẵn sàng cho kịch bản Hy Lạp "chia tay" Hy Lạp rời Eurozone, Eurozone? - Ảnh 1
Thủ tướng Đức A. Merkel (giữa) trong cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp A.Tsipras (trái) và Tổng thống Pháp F.Hollande (phải) hôm 10/6

Theo báo Hình ảnh (Bild) của Đức, có ít nhất 3 lý do khiến Thủ tướng Merkel không thể bác bỏ khả năng Hy Lạp phá sản. Thứ nhất, sau các cuộc đàm phán mới nhất giữa bộ ba Merkel-Hollande-Tsipras, Hy Lạp tiếp tục khước từ các đề nghị của Liên minh châu Âu (EU) như việc tăng thuế giá trị gia tăng. Thứ hai, nhóm đàm phán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải ngừng trước thời hạn cuộc thương lượng với đại diện của Chính phủ Tsipras ở Brussels do giữa hai bên còn "nhiều bất đồng lớn". Thứ ba, ngày càng nhiều nghị sỹ liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của bà Merkel bác bỏ cấp gói cứu trợ tiếp theo cho Athens. Trong khi đó, Athens cũng không có tín hiệu nhượng bộ, trái lại Toà án hành chính Hy Lạp tuyên bố rằng việc cắt giảm lương hưu so với hiện nay là điều vi hiến.

Khả năng Hy Lạp phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu - eurozone chưa bao giờ hiện rõ như vào thời điểm này. Chính phủ Hy Lạp đã hết sạch tiền và bằng chứng là vào ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hy Lạp, Nikos Voutsis đã tuyên bố trên truyền hình: “Số nợ mà Hy Lạp phải thanh toán làm 4 đợt cho IMF trong tháng 6 tổng cộng là 1,6 tỷ USD. Số tiền này sẽ không được trả và sẽ không có để trả."

Việc Hy Lạp không trả được nợ sẽ khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu rút mọi hỗ trợ đối với hệ thống ngân hàng nước này và hệ quả tất yếu là Hy Lạp sẽ rời eurozone.

Khoản chi phí phải bỏ ra để cứu vớt Hy Lạp có thể sẽ khiến nhiều người dân Đức (và cả người dân châu Âu nói chung) tức giận. Nhưng sẽ là đáng đồng tiền nếu như những rủi ro về an ninh đối với Đức là có thật (trong trường hợp Hy Lạp vỡ nợ và rời eurozone), kể cả khi kinh tế Đức hầu như không chịu tác động xấu từ kinh tế Hy Lạp.

Theo ước tính của ông Eric Dor, trường Đào tạo quản lý IESEG, Đức đã đóng góp khoảng 70 tỷ euro vào hai gói cứu trợ dành cho Hy Lạp trước đó. Con số này tương đương 7% nguồn thu từ thuế của Đức (nguồn thu từ thuế của Đức năm 2014 là 1 nghìn tỷ euro) và chiếm chưa đến 2% GDP nước này.

Cơ hội cuối cùng cho Athens sẽ là ngày 18/6 tới khi các bộ trưởng tài chính Eurozone nhóm họp ở Brussels và ra quyết định về trường hợp của nước này.

Phương Anh (TH)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục