Nhật Bản đề xuất ngân sách "khủng" cho quốc phòng

(Kinhdoanhnet) - Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị đệ trình ngân sách quốc phòng gần 5000 tỷ yen trong năm 2015, đặc biệt dành ưu tiên cho hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là quần đảo Senkaku đang bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Theo đề xuất của chính phủ Nhật Bản, ngân sách chi cho quốc phòng trong năm 2015 dự kiến khoảng 4980 tỷ yen. Nếu được thông qua, ngân sách dành cho quốc phòng tài khóa 2015 sẽ tăng 2% so với tài khóa 2014, là năm thứ ba tăng liên tiếp và là năm cao kỷ lục của Nhật Bản.

Nhật Bản đề xuất ngân sách khủng cho quốc phòng
Nhật Bản dự kiến chi 4980 tỷ yen cho ngân sách quốc phòng

Sự gia tăng này diễn ra giữa lúc Thủ tướng Shinzo Abe đang cải cách chính sách an ninh trong nước.

Ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2015 dành sự ưu tiên cho hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là quần đảo Senkaku đang bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Theo đó, ngân sách quốc phòng sẽ dành một phần lớn hơn cho hoạt động nhằm bảo vệ các đảo nhỏ, đẩy mạnh mua sắm thiết bị, xây dựng căn cứ quân sự và di chuyển căn cứ quân sự của Mỹ tại Futenma.

Hơn 922 triệu USD trong ngân sách sẽ được dùng để mua 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Đây sẽ là máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản. Bộ Quốc phòng còn muốn dành hơn 3,6 tỷ USD để mua 20 máy bay P-1 để thay thế loại P-3C đã cũ.

Các tàu eagis đóng mới sẽ được nâng cấp các hệ thống cho phép tìm kiếm, theo dõi hành trình và có khả năng đánh chặn trực tiếp các tên lửa được phóng từ tàu và máy bay. Tính chính xác của hệ thống đánh chặn sẽ được cải thiện.

Nhật Bản đề xuất ngân sách khủng cho quốc phòng
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề xuất hợp tác với chính quyền Australia nghiên cứu, phát triển và sản xuất tàu ngầm.

Theo đề án này, Tokyo và Canberra sẽ phối hợp nghiên cứu phát triển vật liệu thép đặc biệt dùng cho tàu ngầm cũng như kỹ thuật liên quan đến vật liệu đặc biệt hấp thụ sóng âm, cùng xây dựng hệ thống sản xuất thân tàu. Phía Nhật Bản sẽ sản xuất và lắp ráp các bộ phận chủ chốt của thân tàu và phía Australia sẽ sản xuất một số linh kiện.

Theo nhận định, Australia đã có những phản ứng tích cực với đề án này và nhiều khả năng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận trong năm 2015.

Trâm Anh (Tổng hợp

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục