Ai chịu trách nhiệm để công ty Viễn Thông Tín hiệu Đường Sắt sa sút?

(Kinhdoanhnet) - Do làm ăn có hiệu quả nên đã có thời Công ty Thông Tin Tín Hiệu đường sắt được coi là niềm tự hào của cán bộ, công nhân viên công ty, lá cờ đầu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín hiệu của ngành đường sắt Việt Nam. Một doanh nghiệp như thế, vậy mà 7 năm trở lại đây, chính xác hơn là từ khi doanh nghiệp hoàn tất việc cổ phần hóa thì mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh đang bị sa sút nghiêm trọng.

Được thành lập từ năm 1969, ngày ấy cho đến những năm sau này, Công ty Thông Tin Tín Hiệu Đường Sắt được coi là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thông tin tín hiệu của ngành đường sắt Việt Nam. Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp này là xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tín hiệu và sản xuất, chế tác các thiết bị về thông tin tín hiệu phục vụ cho các hoạt động của ngành Đường Sắt nước ta. Công bằng mà nói trong chặng đường 45 năm kể từ ngày thành lập, công ty đã có những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin tín hiệu đường sắt nhằm giảm thiểu và hạn chế các vụ tai nạn giao thông trên các tuyến đường sắt, đảm bảo an toàn chạy tàu và tăng năng lực vận tải của Ngành Đường Sắt.

Do làm ăn có hiệu quả nên đã có thời Công ty Thông Tin Tín Hiệu đường sắt được coi là niềm tự hào của cán bộ, công nhân viên công ty, lá cờ đầu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín hiệu của ngành đường sắt Việt Nam. Một doanh nghiệp như thế, vậy mà 7 năm trở lại đây, chính xác hơn là từ khi doanh nghiệp hoàn tất việc cổ phần hóa thì mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh đang bị sa sút nghiêm trọng. Sản xuất – Kinh doanh đang từ chỗ có lãi đã và đang phải đối đầu với các khoản thua lỗ, nợ nần. Vậy điều gì đã và đang diễn ra ở đơn vị kinh tế này?

 

Ai chịu trách nhiệm để công ty Viễn Thông Tín hiệu Đường Sắt sa sút? - Ảnh 1
Trụ sở công ty Viễn Thông Tín hiệu Đường Sắt

 

Qua tìm hiểu được biết! Năm 2006, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Chính Phủ và lãnh đạo Ngành đường sắt Việt Nam; Công Ty Thông Tin Tín Hiệu Đường Sắt bắt tay vào việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp với hy vọng sẽ tiếp tục bứt phá để đưa doanh nghiệp tiếp tục đi lên trong thời đổi mới và hội nhập, bởi so với nhiều doanh nghiệp trong ngành Đường Sắt nước ta thì ở vào thời điểm xúc tiến cổ phần hóa, Công Ty Thông Tin Tín Hiệu Đường Sắt nổi lên là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, cơ sở vật chất khá vững trãi, nguồn nhân lực dồi dào, đời sống và việc làm của người lao động khá ổn định. Đó chính là một ưu thế mà nhiều doanh nghiệp không chỉ ở trong ngành đường sắt mà ở các ngành kinh tế khác xem ra cũng khát khao và thèm muốn. Ngỡ tưởng với điều kiện cần và đủ ấy, sau khi hoàn tất cổ phần hóa, sẽ mở ra trang mới cho các hoạt động của doanh nghiệp, đem lại những đồng lợi nhuận đích thực cho các cổ đông và người lao động. Theo đó mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên năng động hơn, tài chính công khai và minh bạch. Nhưng thật tiếc trong lúc hàng trăm, hàng trăm doanh nghiệp ở các ngành kinh tế và các địa phương sau cổ phần hóa đều có bước phát triển vượt bậc, quy mô doanh nghiệp ngày một mở rộng, thu hút thêm việc làm cho người lao động ở trong doanh nghiệp và ngoài Xã Hội thì ở đây Công Ty Thông Tin Tín Hiệu Đường Sắt lại đang trên đường tuột dốc thê thảm và cứ đà này như dư luận của các cổ đông và cán bộ công nhân viên Công Ty thì không biết "con tàu Thông Tin Tín Hiệu Đường Sắt" sẽ trôi về đâu?

Tìm hiểu thêm mới biết: Từ chỗ Công Ty Thông Tin Tín Hiệu Đường Sắt, vốn nhà nước chiếm giữ 100% đến khi hoàn tất công tác cổ phần hóa, phần vốn nhà nước chỉ còn chiếm 38,13% vốn điều lệ của công ty. Phần vốn còn lại thuộc sở hữu của hàng trăm cổ đông là cán bộ công nhân viên trong công ty đang công tác hoặc đã nghỉ hưu. Ngoài ra cũng có một số cổ đông là người ở ngoài công ty. Từ năm 2007 đến nay; người đại diện phần vốn Nhà nước là ông Đoàn Văn Lâm, đồng thời là Giám đốc, kiêm Bí thư Đảng ủy công ty. Thông thường người đại diện phần vốn Nhà nước (38,13%) nếu công tâm, năng động và sáng tạo, đặt lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và cổ đông, người lao động lên trước và thực hiện đúng quy định sử dụng phần vốn Nhà nước để xây dựng tổ chức công ty; công khai, minh bạch và dân chủ, bao gồm những người có uy tín và năng lực để xây dựng công ty phát triển thì tin rằng, doanh nghiệp đó, dù cổ phần hay chưa cổ phần tất yếu sẽ vượt qua mọi thử thách và đi lên. Nhưng ở đây, như phản ánh của nhiều cổ đông gửi cho Ban biên tập Báo Kinh doanh & Pháp luật thì người đại diện Cổ phần vốn Nhà nước để thành lập tổ chức theo ý đồ cá nhân. Cụ thể là dùng phần vốn Nhà nước để bầu 3/5 thành viên HĐQT; 2/3 thành viên Ban Kiểm soát nhằm xây dựng nhóm lợi ích dẫn đến hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát hoạt động không hiệu quả. Từ đó, quá trình điều hành có biểu hiện lợi ích nhóm khiến cho niềm tin của các cổ đông và người lao động đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng. Nội bộ giữa các thành viên HĐQT và cổ đông Công ty bị phân hóa và mất đoàn kết. Đây chính là nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất –kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Viễn Thông Tín Hiệu Đường Sắt bị tụt dốc thê thảm. Từ chỗ đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty khi chưa cổ phần hóa có hơn 400 người  thì qua gần 8 năm cổ phần hóa, số người lao động ở đây còn hơn 100 người. Từ chỗ hoạt động hàng năm của doanh nghiệp này có lãi, nay rơi vào cảnh thua lỗ, nợ nần, đến nỗi phải sử dụng từ nguồn phí cho thuê kho bãi để bù lấp các khoản lỗ và các khoản chi phí khác cũng như các khoản buộc phải đóng làm nghĩa vụ cho Nhà Nước.

Chưa hết, tại buổi tiếp xúc với ban biên tập Báo Kinh doanh & Pháp luật một số cổ đông còn thẳng thắn chỉ ra những bất cập và họ đã báo cáo trực tiếp bằng văn bản đến lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, xong rốt cuộc họ chỉ nhận được sự trả lời chung chung, đặc biệt là những lo ngại về quản lý đồng vốn của doanh nghiệp và các cổ đông. Họ mong muốn những người có trách nhiệm ở Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam cần lắng nghe các ý kiến của các cổ đông trên tinh thần cầu thị và công tâm để có một đánh giá khách quan về tình hình sản xuất – kinh doanh, nhất là công tác tài chính và quản lý vốn ở Công ty Cổ phần Viễn thông tín hiệu đường sắt, qua đó có biện pháp xử lý thật kiên quyết – dù có đau, xong muộn còn hơn không!

Một vấn đề nữa mà các cổ đông kiến nghị là phải làm rõ và quy trách nhiệm những cá nhân đã đẩy công ty đến thảm cảnh như hôm nay.

Nhóm PVĐT

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục