Điểm mặt đại gia bất động sản mang dự án đi thế chấp ngân hàng

Nhiều “đại gia” khác của làng bất động sản TP.HCM đang thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất cho ngân hàng.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận, từ tháng 1 đến tháng 3/2019, có 10 dự án bất động sản đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai. Trong đó, có nhiều dự án bất động sản đã thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất cho ngân hàng.

Điểm mặt đại gia bất động sản mang dự án đi thế chấp ngân hàng - Ảnh 1
Dự án khu dân cư số 4 thuộc khu đô thị mới Đông Tăng Long, phường Trường Thạnh, quận 9 thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.

Đáng chú ý, trong danh sách các chủ đầu tư vừa được công bố có dự án thế chấp ở ngân hàng, nổi lên một loạt tên các “đại gia” có tiếng trên thị trường địa ốc TP.HCM như Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị, Công ty Saphire, Công ty Cổ phần Chương Dương, Công ty CP Đầu tư và phát triển An Nhân…

Cụ thể, Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị đang thế chấp 143 căn nhà thấp tầng tại dự án khu dân cư số 4 thuộc khu đô thị mới Đông Tăng Long, phường Trường Thạnh, quận 9. Dự án có diện tích 20.753 m2, với số vốn là 672 tỉ đồng, thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng cam kết bảo lãnh cho người mua nhà là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.

Đáng chú ý, Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh bất động sản Saphire (Công ty con của Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền) thế chấp 704/1.570 căn hộ chung cư (khối A: 296 căn và khối B: 408 căn) thuộc dự án Khu nhà ở cao tầng Công ty Saphire, tại phường Phú Hữu, Quận 9. Dự án có tên thương mại là Safira diện tích 27.217 m2. Vốn đầu tư 1.455 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương – chi nhánh TP.HCM. Bên cạnh đó, công ty Saphire cam kết chuyển toàn bộ nguồn thu bán hàng của phần dự án vào tài khoản thanh toán duy nhất mở tại ngân hàng này.

Điểm mặt đại gia bất động sản mang dự án đi thế chấp ngân hàng - Ảnh 2
Dự án Safari Khang Điền đã được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương – chi nhánh TP.HCM.

Tương tự, dự án nhà ở xã hội Chương Dương Home, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức có diện tích 1.660 m2 do Công ty CP Chương Dương làm chủ đầu tư cũng đang trong tình trạng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Dự án có vốn 147 tỷ đồng. Theo đó, đầu tháng 1/2019, Sở Xây dựng nhận được văn bản và hồ sơ của Công ty Chương Dương về việc thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán đối với 192 căn hộ nhà ở xã hội bán theo giá kinh doanh thương mại tại khối nhà A. Hiện dự án thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – chi nhánh 11.

Điểm mặt đại gia bất động sản mang dự án đi thế chấp ngân hàng - Ảnh 3
Dự án nhà ở xã hội Chương Dương Home.

Hay như, 1.088 căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án Khu nhà ở Vĩnh Lộc A (giai đoạn 1), xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh có diện tích 25.438 m2 do Công ty CP Đầu tư và phát triển An Nhân làm chủ đầu tư. Dự án có vốn 611 tỷ đồng, thế chấp tại Công ty Tài chính CP Điện lực, ngân hàng cam kết bảo lãnh là Ngân hàng Thương mại CP đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Chánh (BIDV).

Ngoài ra, một số dự án đang được chú ý như dự án Khu phức hợp Bách Phú Thịnh, phường Hiệp Phú, Quận 9 do Công ty TNHH Bách Phú Thịnh làm chủ đầu tư. Dự án Giai đoạn 1 – Khu dân cư mới phức hợp đa chức năng tại phường Phú Mỹ, Quận 7 do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư. dự án Khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại phường 5, Quận 8 do Công ty CP Giai Việt làm chủ đầu tư. Và dự án Chung cư cao tầng và thương mại – dịch vụ, phường Linh Tậy, quận Thủ Đức do Công ty CP Đầu tư Nam Long làm chủ đầu tư… cũng đang được thế chấp tại ngân hàng.

Về việc chủ đầu tư mang dự án và nhà ở hình thành trong tương lai đi thế chấp ngân hàng các luật sư cho rằng, khi thế chấp dự án để vay vốn, đa số chủ đầu tư sử dụng vốn huy động đúng mục đích. Nhưng cũng có chủ đầu tư sử dụng vốn huy động sai mục đích, đầu tư dàn trải. Thậm chí, tiêu dùng cá nhân dẫn đến không hoàn thành dự án, không bàn giao được nhà cho người mua, mất thanh khoản, gây ra nợ xấu gây thiệt hại cho khách hàng và làm cho người tiêu dùng mất lòng tin.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu, thông tin thế chấp giúp người tiêu dùng biết rằng, nếu muốn mua sản phẩm tại dự án đã thế chấp ngân hàng thì phải có điều kiện như: Chủ đầu tư phải giải chấp ngân hàng, nếu chưa giải chấp thì phải có văn bản của ngân hàng đồng ý cho chủ đầu tư huy động vốn. Khi đó, người mua mới tránh được rủi ro.


Nguồn: Kinhtemoitruong

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục