Nguồn phóng xạ bị mất đã chôn ở bãi rác xã Tóc Tiên?

(Kinhdoanhnet) - Có công nhân xác nhận đã nhặt được nguồn phóng xạ và do không biết là gì nên đã đen vứt ra bãi rác xã Tóc Tiên.

Liên quan đến Lượng phóng xạ bị mất có nhiều chất cực nguy hiểm ở Vũng Tàu, mới đây, đường dây nóng của Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận được thông tin: anh Trần Văn Toàn, công nhân làm việc tại Nhà máy xử lý rác KABEC, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, cho biết, khoảng tháng 6 và 7- 2014, anh Toàn phát hiện một thiết bị giống như nguồn phóng xạ bị thất lạc, nhưng nghĩ đó là vật liệu nổ nên báo cho Công an xã Tóc Tiên. Anh Toàn đã đưa thiết bị này lên phòng bảo vệ của nhà máy. 

“Sau đó có hai anh công an đến nhưng xác định đây không phải là nguồn nổ nên bỏ về”, anh Toàn kể lại. Anh Toàn đã giữ thiết bị này ở phòng bảo vệ khoảng 10 ngày nhưng không thấy ai tới hỏi hay thu lại nên mang ra bãi chôn rác. Do thời gian đã lâu, thiết bị này bị chôn xuống hàng nghìn tấn rác sâu gần 10m.

Công tác tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất đang được tiến hành khẩn trương
Công tác tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất đang được tiến hành khẩn trương

Ông Mai Thanh Quang – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh này cho biết “Vật thể nhân viên nhà máy xử lý rác nhìn thấy chỉ có 7kg mà nguồn phóng xạ bị mất nặng 45 kg. Tuy nhiên sau khi nhận đươc nguồn tin, sở cũng cho người xuống để rà tìm xác minh thông tin”.

Với các thiết bị dò tìm hiện đại nhất, đoàn chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị Sở Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và lãnh đạo nhà máy thép Pomina 3 đã đến kiểm tra tại công ty xử lý rác thải KBEC VINA (huyện Tân Thành), sau khi có thông tin một số công nhân xử lý rác tại đây đã nhìn thấy một vật có hình dạng tương tự nguồn phóng xạ bị mất.

Công tác tìm kiếm tại đây gặp rất nhiều khó khăn, do trung bình mỗi ngày công ty xử lý rác thải KBEC VINA tiếp nhận ít nhất là 500 tấn rác.

Công tác tìm kiếm cũng được mở rộng đến các công ty xử lý rác thải trên địa bàn huyện Tân Thành, nhưng đoàn kiểm tra vẫn chưa tìm kiếm được thông tin nào mới. 

Theo ông Quang, 

ngoài việc dò tìm trên địa bàn tỉnh, tổ tìm kiếm sẽ phối hợp với các địa phương khác để mở rộng phạm vi. “Trong trường hợp có thông tin về thiết bị, người cung cấp sẽ được khen thưởng và không bị truy vấn về nguồn gốc liên quan”.

 

GS.TS Trần Thanh Minh, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật và Hạt nhân, nguồn phóng xạ đang thất lạc có mức nguy hiểm rất lớn. Ở khoảng cách 10cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất chiếu là 2,5mSv/h, trong khi mức cho phép với người bình thường là 1mSv một năm.

Ban đầu người bị chiếu xạ toàn thân bị buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và có thể sốt kèm tiêu chảy, tiếp theo là giai đoạn ủ bệnh thể hiện ở các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột. Các biểu hiện trong thời gian này là do thiếu máu hoặc mất các tế bào thuộc dạ dày, ruột.

Nếu chiếu xạ cục bộ, tùy theo liều chiếu, tại chỗ bị chiếu xuất hiện ban đỏ, phù nề, bỏng rộp khô và ướt, tróc vảy, đau đớn, hoại tử hoặc rụng lông, khó chữa trị theo cách thông thường.

Oanh Đức (Th)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục