Những xu hướng trong ngành thực phẩm và đồ uống năm 2016

(Kinhdoanhnet) - Mới đây, Công ty nghiên cứu thị trường Innova Market Insights đã dự báo 10 xu hướng thống trị thị trường thực phẩm và đồ uống trong năm 2016 sắp tới. Theo đó, tiêu chí sử dụng thực phẩm tươi sạch sẽ “lên ngôi”, đòi hỏi các Công ty phải thay đổi và nâng cấp quy trình chế biến thân thiện với môi trường.

Theo thống kê trên toàn cầu, các sản phẩm hữu cơ đã tăng 6,3% trong nửa đầu năm 2013 lên 9,5% trong nửa đầu năm 2015, xu hướng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm “cây nhà lá vườn” tăng đột biến.

Trong một phát biểu, Lu Ann Williams, giám đốc sáng tạo của Innova Market Insights, cho biết: “Việc sử dụng thực phẩm tươi sạch trong năm 2015 đã vươn lên một tầm cao mới. Năm 2016 được dự đoán sẽ chứng kiến sự tăng mạnh trong việc tăng cường ăn chay của người tiêu dùng, mối quan tâm trở lại với cách chế biến thực phẩm theo tiêu chí đơn giản - tự nhiên - thân thiện với môi trường, cũng như việc tìm kiếm và ưa chuộng thực phẩm tươi sạch.”

Những xu hướng trong ngành thực phẩm và đồ uống năm 2016 - Ảnh 1
 Tiêu chí sử dụng thực phẩm tươi sạch sẽ “lên ngôi”

Sau đây là một số xu hướng đi đầu trong năm 2016 được nêu trong báo cáo:

1. Tăng cường sử dụng sản phẩm hữu cơ với nhãn mác rõ ràng

Trong năm 2015, việc sử dụng sản phẩm hữu cơ với nhãn mác rõ ràng cũng đã là một xu thế, theo đó người tiêu dùng tập trung yêu cầu các sản phẩm thực phẩm và đồ uống phải ghi rõ các thành phần và chỉ được chứa rất ít chất phụ gia nhân tạo. Các sản phẩm hữu cơ cũng ngày càng được ưa chuộng mạnh mẽ.

2. Sản phẩm không chứa một số chất nhất định

Người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm có chứa gluten như lúa mì và sữa, bởi những thực phẩm này được đánh giá có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn rất nhiều người muốndùng các loại thực phẩm không chứa gluten. Do vậy, các công ty chế biến thực phẩm không có nhiều lựa chọn ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, lượng sản phẩm không chứa gluten gần đây đã gia tăng với mức độ đáng kinh ngạc. Bên cạnh đó, các sản phẩm với tiêu đề “không chứa..” cũng sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng trong năm tới.

3. Hiệu ứng “chủ động ăn chay”

Số lượng người ăn chay tăng mạnh trong thời gian qua đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ; với mục đích giảm lượng thịt tiêu thụ, nâng cao sức khỏe, tạo ra lợi ích bền vững và bảo vệ động vật. Điều này có tác động đáng kể đối với việc sản xuất và phát triển sản phẩm của các Công ty lương thực thực phẩm. Các công ty nghiên cứu thị trường cho biết, xu hướng này có tác động đến quá trình phát triển công nghệ, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có chất lượng và hương vị ngon hơn, cũng như việc sử dụng các nguồn protein thay thế và quy trình sản xuất thân thiện hơn với động vật.

4. Quy trình chế biến tự nhiên

Trong nhiều năm qua, việc công bố quy trình chế biến thực phẩm của các Công ty luôn là tâm điểm được chú ý,với mục đích đem lại hình ảnh tự nhiên và chân thực, đáp trả những ý kiến tiêu cực cho rằng quy trình chế biến thực phẩm là hết sức nặng nề. Người tiêu dùng ngày nay dần nhận thức được tầm quan trọng của các loại thực phẩm được chế biến tự nhiên. Việc sử dụng chất bảo quản sẽ dần được thay thế bởi quy trình công nghệ mới như sử dụng áp suất cao (HPP)…

5. Tăng cường ăn rau xanh

Mọi người luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung rau và chất xơ cho cơ thể, tuy nhiên vẫn nhiều người e dè và không muốn ăn rau do vấn đề hương vị. Do đó người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em – đối tượng không hứng thú với việc ăn rau xanh, có thể lựa chọn các sản phẩm được làm từ các loại rau, củ, quả để thay đổi khẩu vị.

Hà Thu (Theo tạp chí Beverage Industry )

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục