Ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, mẹo sơ cứu khi bị ngộ độc

(Kinhdoanhnet) - Trong những ngày đầu năm, cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Để hạn chế những tác hại của độc tố trong thực phẩm gây ra, bạn hãy học ngay cách sơ cứu dưới đây.

Một số vụ ngộ độc nghiêm trọng

Hôm qua (15/2), 81 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đám cưới tại xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang hiện đã phải nhập viện để cấp cứu.

Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang cũng đã có báo cáo chi tiết về việc này. Theo đó, vào khoảng 10h00, ngày 13.2, ông Lèng Văn Kim, trú tại thôn 3, xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì có mời họ hàng đến ăn cỗ cưới của con.

Sau khi ăn khoảng 12h15 cùng ngày, ông Lèng Seo Sằm xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn ra thức ăn, người mệt mỏi, đau bụng đi ngoài 2-3 lần/ngày, phân lỏng, được người nhà đưa vào Trạm Y tế xã Đản Ván khám và điều trị. Tiếp đó các bệnh nhân còn lại phải lập tức nhập viện hoặc đưa đến trạm y tế xã Đản Ván.

Tính đến hiện tại thì không có trường hợp nào tử vong, có 3 người đã khỏi hẳn, 12 người bị nhẹ nên xin về nhà, sức khỏe phục hồi tương đối tốt. Ở bệnh viện còn 64 người vẫn phải nằm lại bệnh viện để được chăm sóc y tế. Hiện tại, nguyên nhân cụ thể vẫn chưa xác định được.

Một trường hợp khác tương tự, ngày 13/2 cũng đã có một vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng xảy ra khiến 7 người chết tại Lai Châu.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, mẹo sơ cứu khi bị ngộ độc - Ảnh 1
Các nạn nhân  đang được điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Lai Châu. Ảnh: Vietnamnet

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, ngày 13/6/2017, tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu xảy ra sự cố nghiêm trọng làm 7 người tử vong và 31 người phải nhập viện cấp cứu, điều trị ở cơ sở y tế các tuyến của tỉnh Lai Châu.

Tất cả các bệnh nhân đều có chung triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, nhìn mờ, tê bì chân tay và đều liên quan đến ăn cơm, uống rượu ở đám ma Phu Vần Lẻng sinh năm 1957 tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu ngày 15.2 của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, 3 mẫu rượu do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tỉnh Lai Châu cho thấy: hàm lượng methanol là 970 mg/l cồn 1000, 556.000 mg/l cồn 1000 và 475.000 mg/l cồn 1000.

Theo kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol của 3 mẫu rượu này vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Bước đầu xác định, nguyên nhân gây tử vong có thể do sử dụng rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép.

Trước đó, vào khoảng 14 giờ trưa 10/2, hơn 100 học sinh Trường tiểu học A, Thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cũng đồng loạt có các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và nôn ói sau bữa ăn trưa bán trú tại trường.

Ngay sau khi phát hiện, Ban giám hiệu Trường đã khẩn trương đưa các em cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Long Hồ. Đến hơn 16h chiều cùng ngày, hơn 34 em học sinh có dấu hiệu nặng đã được đưa lên Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long cấp cứu.

Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân như do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc1-2 ngày sau khi ăn.

Khi bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng sau: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo hoặc không các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở...

Ngộ độc thực phẩm ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được sơ cứu và chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến tử vong. Để tránh được những hậu quả đáng tiếc, bạn nên học cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà trước khi đưa tới cơ sở y tế như sau:

Bước 1: Kích thích nôn

Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên bạn nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.

Bước 2: Bổ sung nước

Để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể. Mặt khác uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại.

Bước 3: Giảm độc tố (cho người ngộ độc nhẹ)

Có thể cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước chanh, nước chanh sẽ có tác dụng chống lại những tác động xấu của vi khuẩn gây ngộ độc. Với thuộc tính axit nước chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, Bạn có thể cho người bị ngộ độc uống dấm táo hoặc ăn táo. Giấm táo có tính kiềm là loại giấm tốt nhất làm dịu niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, giấm táo giúp hồi phục nhanh từ tình trạng ngộ độc thực phẩm, tạo ra một lớp màng bên trong dạ dày nơi mà vi khuẩn không thể dễ dàng sản sinh.

Còn ăn táo sẽ giúp giảm bớt chứng ợ nóng và chứng trào ngược dạ dày. Táo có khả năng sản sinh ra các enzyme giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong dạ dày, nhanh chóng giảm nhẹ các cơn đau dạ dày và tiêu chảy.

- Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.

Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời cho người bệnh, các bệnh nhân ngộ độc nặng phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và làm tiến hành các điều trị cần thiết.

Thúy Hạnh (TH theo Lao động, Phunutoday)

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục