Vai trò của vật liệu xanh trong xây dựng và phát triển đô thị

(Kinhdoanhnet) - Vật liệu xây dựng xanh là xu hướng phát triển tất yếu toàn cầu và ngày càng khẳng định vị thế trong tình hình thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ và hiểm họa môi trường tàn khốc do biến đổi khí hậu.

Vật liệu xanh hiểu một cách đơn giản là những vật liệu giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, khai thác giá trị sử dụng và cả khi phá dỡ công trình. Sử dụng vật liệu xanh đồng nghĩa với việc tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực, độc hại của môi trường bên ngoài tới không gian trong phòng như cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng, vòng đời sử dụng lâu dài.

Vai trò của vật liệu xanh trong xây dựng và phát triển đô thị  - Ảnh 1
Tòa nhà Vietcombank Tower sử dụng vật liệu kính tiết kiệm năng lượng
Hiện nay, trên thế giới vật liệu xanh đang được sử dụng thay thế cho những vật liệu truyền thống như: kính an toàn, kính cách âm, kính cách nhiệt, kính cường lực, gỗ rừng trồng, gỗ nhân tạo, các vật liệu có khả năng tái chế sau vòng đời sử dụng,… Các công trình xanh có một số “điều cấm kỵ” đối với vật liệu gây hại cho sức khỏe và không thân thiện với môi trường như profile nhựa có chì ảnh hưởng tới sức khỏe trong quá trình sử dụng, sử dụng gỗ tự nhiên amiăng, các loại gạch nung bằng lò thủ công. Tại Việt Nam, theo Thông tư 09/2012/TT-BXD, kể từ ngày 15-1-2013, tại các đô thị loại 3 trở lên, các công trình xây dựng được đầu tư bằng vốn Nhà nước phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các vật liệu xanh cũng cần được tư vấn thiết kế, giám sát và kiểm tra chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn xây dựng.

Vai trò của vật liệu xanh trong xây dựng và phát triển đô thị  - Ảnh 2
The Crystal (London, Anh) – công trình sử dụng vật liệu xanh tiêu biểu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình sử dụng vật liệu xanh tiêu biểu có thể kể đến như: The Crystal (London) và tòa City Hall (Vương quốc Anh), toà nhà chọc trời The change initiative (Shaikh Zayed Road, Dubai), Trường đại học Nanyang (Singapore), Bullit Center (Seattle, Mỹ)… Tại Việt Nam cũng đóng góp một số công trình như Nhà trẻ Farming Kindergarten (Đồng Nai), tòa nhà Vietcombank Tower (TP. Hồ Chí Minh), tòa Nhà Quốc Hội (Hà Nội), Bệnh viện Vinmec (Hà Nội), Khu chung cư cao cấp Eurowindow River Park (Hà Nội),…   

Vai trò của vật liệu xanh trong xây dựng và phát triển đô thị  - Ảnh 3
Nhà trẻ Farming Kindergarten (Đồng Nai, Việt Nam)

Theo một nghiên cứu tại Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được ¾ điện năng sử dụng và giảm tiêu hao 25% điện năng/m2 trong quá trình xây dựng so với các công trình bình thường. 

Năm 2011, Hội đồng Kiến trúc Xanh Việt Nam đã được thành lập nhằm khuyến khích giới kiến trúc sư, các nhà đầu tư ứng dụng vật liệu xanh trong nghiên cứu, sáng tác, xây dựng trong các công trình “xanh” và để thúc đẩy xu thế kiến trúc xanh phát triển. 

Với định hướng phát triển vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam, Bộ xây dựng đã phối hợp cùng Eurowindow tổ chức Hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam” vào ngày 11/08/2018 tại Hội trường Diên Hồng tầng 18, tòa nhà Văn phòng Eurowindow, số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ xây dựng, Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ VLXD, ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, Ông Gustav Neupert – Giám đốc Marketing hãng Profile uPVC Koemmerling (CHLB Đức), đại diện hãng Sơn Jotun của Na – Uy.

 Thông tin chi tiết về hội thảo xin liên hệ: 0909 888 000 hoặc đăng ký tham dự Hội thảo tại đây: https://goo.gl/forms/3o3YHHa8jRNzjVBo1 



PV

KinhDoanhNet

Cùng Chuyên Mục